Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!

Chủ đề   RSS   
  • #296097 07/11/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Cùng suy ngẫm hình thức tử hình!

    >Tử hình bằng tiêm thuốc độc - Hiệu lực vẫn nằm trên giấy

    Quy định tử hình bằng hình thức xử bắn được thay thế bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng mãi đến 06/8/2013 hình thức tiêm thuốc độc mới được thực hiện, đến nay cũng chỉ 7 trường hợp tử hình bằng tiêm thuốc độc.

    Hiện tại còn 676 án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 án đủ điều kiện để thi hành. Tuy nhiên, thực tế thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc còn nhiều vướng mắc nên các tử tù vẫn phải “chờ đợi” cái chết dài dài…

    Trước tình hình trên, chiều này (7/11) tại hội trường Quốc hội nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép áp dụng lại hình thức xử bắn song song với tiêm thuốc độc. 

    Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng đồng tình với ý kiến trên, như vậy nhiều khả năng trong kỳ họp này Quốc hội sẽ cho phép quay lại tử hình bằng xử bắn.

    ----------------------------------------------

    P/s: Pháp luật thay đổi để phù hợp với thực tiễn là điều đúng cần được phát huy. Tuy nhiên, Luật ban hành năm 2010 nay mới 2013 mà đã “rối bời” (thực sự đã “rối bời” từ ngày Luật có hiệu lực, thậm chí trước đó) cần phải chỉnh sửa thì nên xem lại khả năng lập pháp hiện nay. Người làm luật dự đoán yếu hay đời sống xã hội nước nhà phát triển nhanh đến mức không thể dự đoán được?

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/11/2013 05:42:24 CH
     
    14215 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (14/09/2018) MayDuong (27/08/2018) sunshine19 (14/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #296100   07/11/2013

    Cũng khó nói thiệt. Nhưng nghĩ rằng có thể do nhà làm luật chưa dự trù được những tình huống phát sinh. Và khi làm luật chưa để ý đến thực tiễn cho lắm! :)

     
    Báo quản trị |  
  • #296120   07/11/2013

    hanhlaw.vnu
    hanhlaw.vnu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    Có thể nói rằng luật pháp Việt Nam rất "rối bời" như bài của tác giả viết trên,xa rời thực tiễn khi đưa ra áp dụng cần phải có nhiều nghị định,thông tư hướng dẫn thi hành: từ đó dẫn đến sự chồng chéo. Các nhà làm luật khi đưa ra một vấn đề nào đó để dự thảo luật có từng đặt hoàn cảnh của mình vào đa số nhân dân phải thực thi luật, sau mỗi cái gọi là "luật" mới ấy ra đời là nhân dân điêu đứng,cuộc sống bị đảo lộn,xáo trộn.Với tư cách cử nhân luật tương lai tôi xin chia sẻ chút ý kiến về án tử hình mới ở nước ta.Trên thế giới hiện nay rất ít nước còn thi hành án tử hình trong luật hình sự,Việt Nam ta trong số ít ấy.Để thi hành án đúng thủ tục pháp luật lại bảo vệ nhân quyền là môt điều không hề dễ,nước ta là một nước đang phát triển nên khoa học công nghệ còn hạn chế vì vậy để thi hành tử hình bằng tiêm thuốc độc ở nước ta là một việc hết sức khó khăn.Không chỉ nhập khẩu thuốc, trang thiết bị máy móc mà còn phải xây dựng các cơ sở thi hành án phù hợp.Theo tôi được biết thì hiện tại ở Việt Nam ta mới chỉ có 6 cơ sở thi hành án đảm bảo đủ điều kiện, hơn nữa nước ngoài họ không đồng ý xuất khẩu thuốc cho nước ta nữa. Việt Nam bây giờ mới đang trong giai đoạn nghiên cứu chế tạo thuốc, vậy các tử tù trong 676 án tử hình kia CHỜ ĐẾN BAO GIỜ THÌ ĐƯỢC CHẾT?Các nhà làm luật có đặt tâm trạng của mình là tử tù khi  hàng đêm họ phải thấp thỏm,lo âu trong nhà giam để xem hôm nay họ đã được ĐI chưa?lắng nghe từng bước chân, tiếng động của cán bộ quản lí trong khoảng thời gian vô vọng khi biết mình lĩnh án tử hình mong chờ được giải thoát sớm.Ôi một bài toán chưa có giải cho nghành lập pháp của nước ta???

    "Never give up"

    Đừng cố gắng thành công mà hãy cố gắng trở thành người có ích

     
    Báo quản trị |  
  • #478316   13/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Mình nghĩ, có nên chăng việc loại bỏ luôn án tử hình. Hiện nay, một số quốc gia đang theo hướng bãi bỏ án tử hình – hình phạt được xem là tàn ác nhất trong hệ thống hình phạt của hệ thống tư pháp các quốc gia. Theo thống kê thì trên thế giới đã có khoảng 105 quốc gia đã bãi bỏ án tử hình, 38 nước không áp dụng hình thức này đã hơn 10 năm qua. Quan điểm của những quốc gia này cho rằng, đây là hình thức giết người không phải là hành động nhân đạo. Giết một phạm nhân là không cho họ cơ hội để chuộc lỗi, sửa lỗi, ăn năn cải thiện, bắt buộc họ phải ra khỏi đời sống xã hội một cách vĩnh viễn.

    Tuy nhiên, một số ý kiến phản bác quan điểm trên, cho rằng nếu bỏ án tử hình thì làm cho tội phạm ngày một gia tăng, tình hình an ninh bị xáo trộn. Theo quan điểm của mình thì không nghĩ như thế, tội phạm gia tăng, tình hình an ninh bất ổn không phải do có hay không có án tử hình trong hệ thống pháp luật. Vấn đề cốt lỗi, gốc rễ của nó không phải như thế. Mĩnh nghĩ, cái quan trọng nhất đó là vấn đề hệ thống giáo dục, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện. Thiết nghĩ, nếu như hai hệ thống này hoàn thiện tốt thì mọi việc có thể được giải quyết chứ không phải căn cứ vào việc bỏ hình phạt tử hình như quan điểm nêu trên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478321   13/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Mỗi hình thức có những mặt ưu và nhược điểm riêng. Xử bắn có tính răn đe cao hơn, nhưng khó khăn trong xây pháp trường và gây ảnh hưởng tâm lý không tốt tới người thi hành án. Lấy đi mạng sống của người khác là việc khó khăn, không ai muốn làm kể cả tiêm thuốc độc, hình thức này được cho là nhân đạo nhất, dù không biết mình có phải là người bấm nút tiêm thuốc hay không thì tất cả những người thi hành án cũng đều day dứt.

     
    Báo quản trị |  
  • #478380   14/12/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 2154
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Chính việc phải "chờ đợi" dài cổ như thế này đã làm không ít tử tù rơi vào tuyệt vọng vì chờ ngày "chờ chết". Theo mình thì việc "rối bời" này là do không có quốc gia nào chịu bán thuốc cho chúng ta thi hành án tử hình.

    Nguyên nhân ở đây là do các nhà làm luật đã "cầm đèn chạy trước ô tô", không dự liệu được chuyện này mới dẫn đến không có thuốc để tiêm, dẫn đến việc nhiều tử tù không thể thi hành án được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478394   14/12/2017

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Cũng không hiểu tại sao phải chọn hình thức tiêm thuốc, đề xuất rồi cuối cùng mất 3 năm trời đi tìm nguồn thuốc mới ra. Áp dụng được vài trường hợp đã nghĩ tới thay đổi rồi. Kiểu sáng tạo nữa vời này có khá nhiều trong lập pháp Vịêt Nam. Khi chưa có nghiên cứu kỹ, giải pháp toàn diện đã thay đổi đến lúc mới nhận ra rằng đang cãi lùi chứ không phải cải tiến. Một số bang của Mỹ hiện vẫn còn áp dụng "Ghế điện" chắc chắn hình thức này đơn giản hơn vịêc xử bắn hoặc tiêm thuốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478597   15/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Theo mình thì vẫn nên giữ lại hình phạt tử hình. Bởi tử hình là hình phạt ở mức độ cao nhất, có hiệu quả răn đe đăc biệt trong việc ngăn ngừa các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, ma túy, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia... Một người đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả xã hội và còn tiếp tục đe dọa đến sự an toàn của xã hội thì phải có một hình phạt nghiêm khắc để đảm bảo mục đích răn đe phòng ngừa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    cty_hungthinh (20/02/2019)
  • #478634   15/12/2017

    Hình phạt tử hình dẫn đến tính mạng của một con người được định đoạt như thế nào? cái này thực sự rất khó nghĩ chứ không phải là đùa. Trước kia thời phong kiến là "trảm" bây giờ bắn thì mình thấy chẳng có gì khác nhau cả, có lẽ hình thức tiêm thuốc là phù hợp nhưng chưa có khả năng thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #478680   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Đúng là đã đến lúc nhìn nhận lại hình thức tử hình. Theo như mình biết đã có hơn 30 tử tù đã tự tử vì không thể chịu đựng đuợc khoảng thời gian thi hành án quá lâu. Rõ ràng là các nhà làm luật đã “cầm đèn chạy trước ô tô”. Bởi vì bàn bạc thông qua rồi mới ngã ngửa vì không nuớc nào bán thuốc cho mục đích sát hại nguời cả. Rốt cuộc thì phải để các cơ sở trong nuớc bào chế thuốc. Nhưng còn bao nhiêu tử tù chưa đuợc thi hành án thì cứ ngóng đợi ngày thi hành. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478687   15/12/2017

    Đúng là xét về tính nhân đạo thì nên bỏ đi hình thức tử hình, nhưng rõ ràng nếu bỏ đi hình thức tử hình thì không còn hình thức nào để răng đe, không còn chế tài để người phạm tội thấy sợ, ở tù hay phạt tiền hay lao động? mình thì vẫn có quan điểm là nên có hình thức răng đe thật nặng để tăng ý thức pháp luật, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam

     
    Báo quản trị |  
  • #480105   27/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Sự nghiêm minh của luật pháp đâu có phụ thuộc hoàn toàn vào việc duy trì hay không duy trì án tử hình. Mong rằng sớm có ngày Việt Nam chúng ta bãi bỏ án tử hình, thể hiện tính nhân đạo, chính lòng vị tha, hiếu sinh ở trong mỗi con người lên tiếng không cho phép lương tâm gây ra tội ác sẽ đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới .

    Thiết nghĩ để thực hiện hình phạt tử hình còn gây tốn kém về chi phí, kéo dài thời gian, cụ thể là hàng loạt án tử hình vẫn chưa đựơc thi hành.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #480830   31/12/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Hình thức nào cũng có lợi ích của nó. Tử hình bằng cách xử bắn mang tính răn đe cao, khi nó gợi cho con người cảm giác đau đớn từ đó cảnh tỉnh được phần nào hành vi của người đang có dự định phạm tội. Nhưng mặc khác nó cũng mang lại cảm giác ghê rợn, ảnh hưởng đến một phần nhỏ nào đó quyền con người. Vì vậy, để đảm bảo quyền nhân đạo mà tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc đã ra đời. Tuy nhiên chi phí của cách thức này rất cao cũng như đòi hỏi yêu cầu quy trình, kỹ thuật phức tạp dẫn đến việc khó khăn trong áp dụng thực tế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #485518   25/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Đât nước đang trong quá trình hội nhập, do đó mà tình hình xã hội cũng ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, nên hay không áp dụng hình thức xử bắn để xử tử tù? Liệu vấn đề chính nằm ở đâu, do hệ thống pháp luật nước ta còn chưa thật sự chặt chẽ, chưa dự liệu được tình hình, an ninh trật tự xã hội,.. nên dẫn đến cứ day dư không rõ ràng nên chọn xử bắn hay tiêm thuốc.

    Thiết nghĩ, nên có sự dứt khoác, rạch ròi để tránh tình trạng đã là tử tù rồi mà còn phải ngồi chờ cái quyết định là chết như thế nào? Bên cạnh đó, để còn mang tính răn đe, pháp luật mà không rõ ràng thì làm sao có thể trị được tình hình xã hội hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #485525   25/02/2018

    Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc mang tính nhân văn hơn tử hình bằng hình thức xử bắn, tiêm thuốc độc người bị tử hình ít nhất không cảm thấy cảm giác đau đớn, và đỡ gây ám ảnh cho người trực tiếp thi hành án tử hình. Ungr hộ hình thức tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hơn hình thức xử bắn

     
    Báo quản trị |  
  • #500669   27/08/2018

    Bộ luật hình sự 2015 đã bãi bỏ tử hình đối với 7 tội danh theo chủ trương nhân đạo và áp dụng đối với những tội không quá đặc biệt nghiêm trọng. Còn về tử hình bằng thuốc độc được quy định theo quy định tại Luật thi hành án Hình sự và Nghị định quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc (Nghị định 82/2011). Theo đó thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại là thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental), thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide) và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).

     
    Báo quản trị |  
  • #500673   27/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Tiêm thuốc độc thể hiện “tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước và phù hợp với xu thế thi hành án tử hình trên thế giới”. Hình thức này được cho là giúp giảm ám ảnh cho người thi hành án vì không phải “bóp cò súng” và giảm bớt đau đớn cho tử tù.

     
    Báo quản trị |  
  • #500674   27/08/2018

    Mình thấy với thực tiễn hiện tại của nước ta vẫn nên giữ lại mức án tử hình để răn đe người dân đối với tội đặc biệt nghiệp trọng nguy hiểm cho xã hội và đất nước. Nhưng phải tìm một biện pháp đơn giản nhất và thực thi nhất. Vì tâm lý đối với những người lãnh án tử hình chờ chết rất đáng sợ, lo lắng. Mặt khác, sẽ trì trệ hệ thống thi hành án cũng như các cơ quan giam giữ tù nhân

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500678   27/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Hiện nay án tử hình đã được nhiều quốc gia xóa sổ, vì họ xem nhân quyền. Việt Nam đang trên đường hội nhập, việc thay đổi từ xử bắn sang hình thức tiêm thuốc độc cũng là một bước tiến trong licnhx vực lập pháp, tuy nhiên tình trạng án tử hình vẫn còn đó chưa được thi hành như tác giả đã nói thì có thể đặt một dấu hỏi ở đây. Phải chăng cơ quan quyền lực nhà nước đang có bước chuyển mình sang từ bỏ án tử hình?

     
    Báo quản trị |  
  • #500705   27/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bây giờ áp dụng hình thức tử hình bằng cách tiêm thuốc độc mang tính nhân văn và không bị ám ảnh so với trước đây, đây cũng là sự tiến bộ trong công tác thi hành án tử hình ở Việt Nam, tính nhân quyền được bảo vệ và hạn chế thấp nhất sự can thiệp cảu con người vào quá trình tử hình bị cáo. Tuy nhiên thì phương thức này khá tốn kém nên Việt Nam đang nghiên cứu tự sản xuất thuốc độc thay vì nhập khẩu như bây giờ

     
    Báo quản trị |  
  • #500717   27/08/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Đồng ý về tính nhân đạo của hình thức tiêm thuốc độc nhưng mình nhận thấy điều này. Từ lúc bỏ đi hình thức xử bắn đến nay phạm pháp hình sự ngày càng tăng cả về số vụ, mức độ, tính chất của hành vi phạm tội. Hàng loạt vụ án nghiêm trọng đã xảy ra, gây hoang mang cho dư luận trong thời gian dài. Nhiều người cho rằng nên quay lại tử hình bằng hình thức xử bắn để có tính răn đe cao hơn, còn hình thức tiêm thuốc độc là một cái chết quá nhẹ nhàng, không đủ để răn đe kẻ thủ ác đang có ý định phạm tội.

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |