COVID-19 có là sự kiện “bất khả kháng” trong thực thi hợp đồng thương mại?

Chủ đề   RSS   
  • #538847 15/02/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    COVID-19 có là sự kiện “bất khả kháng” trong thực thi hợp đồng thương mại?

    COVID-19 có là sự kiện

    COVID-19 có thể xem là sự kiện bất khả kháng với yếu tố nào và doanh nghiệp có thể chủ động "chia sẻ rủi ro", tránh thiệt hại trong thỏa thuận thương mại ra sao?

    Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại – Giảng viên trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) những ảnh hưởng của dịch bệnh dưới góc độ pháp lý đối với các doanh nghiệp Việt từ vụ dịch COVID-19 rất đáng được quan tâm.

    COVID-19 đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. "Nhìn chung, dịch bệnh EncoV gây ra có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền Kinh tế, trong đó các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bị đình hoạt động, không thể sản xuất được và dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu thương mại khi hàng nghìn xe hàng hóa đang xếp hàng đợi thông quan tại biên giới. Ngược lại cũng có những doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trong dịch bệnh lần này, ví dụ như các doanh nghiệp về y tế hay các doanh nghiệp về hoạt động trực tuyến. Rõ ràng với sự cần thiết của các sản phẩm y tế cũng như với tâm lý chung của người dân là hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch nên các doanh nghiệp trên cần phải cố gắng tận dụng cơ hội để hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích", PGS.TS Đỗ Văn Đại đánh giá.

    -Vậy theo ông, nếu xét về góc độ pháp lý thì dịch bệnh như thế này có được coi là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch thương mại được quy định trong Luật không?

    Sự kiện bất khả kháng hội tụ 3 điều kiện: yếu tố khách quan, không lường trước được và không thể thực hiện được. Xét về mặt pháp lý thì ban đầu bản thân dịch này không phải là sự kiện bất khả kháng, bởi vì một trong những yếu tố của bất khả kháng là “không thể thực hiện được”. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi dịch bùng phát thì cơ quan công quyền đã đưa ra lệnh Không cho hoạt động và lệnh này trở thành bất khả kháng.

    Lệnh dừng các hoạt động là một yếu tố khách quan và cũng không thể lường trước được do đây là quyết định của Cơ quan nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra và nó làm cho giao dịch không thể thực hiện được. Trong trường hợp này, chúng ta phải lưu ý các hệ quả của sự kiện bất khả kháng xuất phát từ lệnh cấm. Trong trường hợp có xảy ra thiệt hại thì về nguyên tắc, người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, luật cũng cho phép trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận lại. Do đó tùy theo quan hệ giữa các bên, khi xảy ra thiệt hại xuất phát từ lệnh cấm đó, thì các bên hoàn toàn có thể cùng chia sẻ rủi ro.

    Trong quan hệ hợp đồng, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng xuất phát từ lệnh cấm trên, chúng ta phải đặt ra trường hợp: nếu lệnh này làm cho hợp đồng vĩnh viễn không thể thực hiện được thì hợp đồng có buộc phải chấm dứt hay không? Chẳng hạn các bên thỏa thuận chuyển hàng vào đúng ngày giờ cụ thể cho một sự kiện, nhưng lệnh cấm lại không cho phép chuyển hàng, thì hợp đồng này phải chấm dứt. Tuy nhiên nếu các bên lựa chọn vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm mà không quá quan trọng về mặt thời gian, có thể kéo dài 1-2 tuần thì hợp đồng đó chưa chắc đã chấm dứt mà có thể kéo dài trong thời gian của hợp đồng ấy. Sau lệnh cấm thì các bên có thể tiếp tục giao dịch.

    - Hiện nay có nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm trong Bộ luật dân sự 2015, đó là khái niệm về Sự kiện bất khả kháng (Điều 156) và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420). Vậy dựa trên tình hình dịch bệnh hiện nay, ông có thể phân biệt rõ về hai khái niệm này?

    Định nghĩa về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS 2015) là một khái niệm mới mà BLDS.

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 khái niệm là khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, hợp đồng sẽ không thể thực hiện được, còn trong hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì hợp đồng vẫn có thể thực hiện được nhưng giá thành thực hiện cao hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu.

    Ví dụ hiện nay nhiều nơi vẫn cho phép Doanh nghiệp tiếp cận vùng/ nước có dịch bệnh nhưng với điều kiện phải có biện phải phòng ngừa cẩn thận. Song biện pháp phòng ngừa ấy chính là chi phí mà doanh nghiệp phải bảo đảm và không hề nhỏ. Như vậy hợp đồng vẫn thực hiện được nhưng 1 bên phải chịu thiệt hại rất lớn so với dự kiến ban đầu. Từ đó, BLDS 2015 cho phép các bên có thể thương lượng lại trong Hợp đồng, nếu không thương lượng được thì bắt buộc phải đưa ra Tòa án hay Trọng tài để giải quyết. Khi ra Tòa án hoặc Trọng tài chỉ có 2 khả năng: một là sẽ sửa đổi Hợp đồng để cân đối lại lợi ích cho các bên, hai là khi không thể sửa đổi được thì Tòa án hoặc Trọng tài phải cho chấm dứt hợp đồng đó.

    Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

     

     
    9187 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    Desperado2111 (13/03/2020) Khongtheyeuemhon (20/02/2020) GHLAW (17/02/2020) enychi (16/02/2020) ThanhLongLS (15/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận