Công văn 1648: Viện tối cao giải đáp vướng mắc về các vụ án phạm tội liên quan đến xâm phạm tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #571260 13/05/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Công văn 1648: Viện tối cao giải đáp vướng mắc về các vụ án phạm tội liên quan đến xâm phạm tài sản

    Công văn Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc

    Công văn Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc

    Ngày 27/4/2021, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo ra Công văn 1648/VKSTC-V7 trả lời thỉnh thị giải đáp vướng mắc trong giải quyết vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bình Phước. Công văn này giải đáp 3 thắc mắc về một số vấn đề liên quan đến các tội xâm phạm tài sản.

    Cụ thể, 3 vấn đề được trả lời trong văn bản là:

    1. Xác định người bị hại trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt | tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Khoản 1, Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Việc xác định tư cách người bị hại trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể,

    - Nếu ngay từ ban đầu người thực hiện hành vi phạm tội đã có ý định thuê xe rồi đem bán, cầm cố thì phải xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và người bị hại là chủ xe;

    - Nếu người thực hiện hành vi phạm tội thuê xe tự lái sau đó mới nảy sinh ý định đem bán, cầm cố lấy tiền tiêu xài thì: trường hợp làm giả giấy tờ làm cho người nhận cầm cố tưởng lầm thì người đó bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và người bị hại là người nhận cầm cố; trường hợp người nhận cầm cố

    biết là xe gian nhưng mua hoặc nhận cầm cố thì người đó bị xử lý về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và người bị hại là chủ xe, người mua hoặc nhận cầm cố bị xử lý về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

    2. Xử lý hành vi thuê người làm giả giấy tờ để thực hiện các vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Trường hợp người phạm tội có hành vi làm giả giấy tờ nhưng chưa sử dụng thì bị xử lý về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”;

    Trường hợp không xác định được người trực tiếp làm giả mà chỉ sử dụng thì xử lý tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”;

    Nếu chứng minh được một người trực tiếp làm giả sau đó sử dụng giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý về hai tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và áp dụng nguyên tắc tội ghép.

    3. Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu với lỗi cố ý gián tiếp hay không?

    Để xác định hành vi có cấu thành tội phạm không phải căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ án. Nếu C biết rõ mục đích của A dùng giấy tờ để lừa dối người cho vay thì đồng phạm, nếu C chỉ nghe nói là dùng giấy tờ này để vay tiền, không biết cụ thể vay ai và cách thức vay thế nào thì không đủ cơ sở xử lý C..

    Ngoài ra, hiện nay Vụ 7 đang đề nghị các Viện kiểm sát địa phương bảo cáo về các vụ án người phạm tội có hành vi thuê, mượn hoặc được giao xe ô tô sau đó mang đi cầm cố, thế chấp để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Viện để có hướng dẫn áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.

    Tải Công văn tại file đính kèm.

     
    8933 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    vkstantru (07/03/2024) yuanping (21/05/2021) ThanhLongLS (13/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận