Công ty vốn 100% nước ngoài có được phép cho công ty Việt Nam thuê xe không?

Chủ đề   RSS   
  • #582369 31/03/2022

    Công ty vốn 100% nước ngoài có được phép cho công ty Việt Nam thuê xe không?

    Chào luật sư, Tôi xin có 1 câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp. Công ty tôi là Công ty Việt Nam kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch, trong thời gian tới công ty dự định thuê 02 chiếc xe 16 chổ của 01 Công ty có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam . Xin hỏi Công ty 100% vốn nước ngoài có được phép cho công ty VN thuê xe ô tô để kinh doanh dịch vụ vận tải không ạ? Nếu được thì có thể dùng xe này để đổi biển số vàng nhưng vẫn đứng tên của công ty của công ty vốn nước ngoài đó được không ? Cần những hồ sơ gì chứng minh cho việc thuê ô tô này ah. Vui lòng phản hồi sớm và chân thành cảm ơn!

     
    676 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenconghoang1979@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592069   30/09/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Công ty vốn 100% nước ngoài có được phép cho công ty Việt Nam thuê xe không?

    Chào bạn, về trường hợp của bạn mình xin chia sẻ quan điểm như sau

    Thứ nhất, Công ty 100% vốn nước ngoài có được phép cho công ty VN thuê xe ô tô để kinh doanh dịch vụ vận tải 

    Theo thông tin bạn đề cập, doanh nghiệp bạn là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch, thuê xe của công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện kinh doanh liên quan đến hoạt động vận tải, tức đây là hình thức thuê tài sản của Công ty vốn nước ngoài, không thuộc trường hợp hợp đồng kinh doanh.

    Trong trường hợp công ty vốn nước ngoài không kinh doanh vận tải, chỉ phát sinh quan hệ cho thuê xe có thể được xem xét ngành nghề cho thuê xe. Theo Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề cho thuê xe tự lái không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và không cần xin giấy phép kinh doanh vận tải, không hạn chế quy định liên quan đến nhà đầu tư vốn nước ngoài.

    Do đó, doanh nghiệp của bạn có thể thuê xe của Công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch.

     

    Thứ hai, quy định đổi biển số vàng

    Theo khoản 5 Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp như sau:

    “…

    5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP  ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.”

    Theo đó, xe không kinh doanh (không thu tiền trực tiếp) thì không được xem là kinh doanh vận tải, không cần đổi qua biển vàng.

    Khi Công ty nước ngoài cho doanh nghiệp bạn thuê để kinh doanh dịch vụ vận tải, tức có phát sinh hoạt động kinh doanh, thì bắt buộc phải chuyển sang biển số vàng theo quy định Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

    Về hồ sơ đăng ký đổi biển số xe màu vàng (đổi lại giấy chứng nhận đăng ký và biển số, giữ nguyên chữ và số của biển số cũ) được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA, chủ xe kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ như sau

    - Giấy khai đăng ký xe;

    - Giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe);

    - Nộp lại biển số cũ (trường hợp đổi biển số xe);

    - Giấy tờ của chủ xe.

    Như vậy, khi đăng ký đổi biển số vàng, thì trong hồ sơ đăng ký vẫn đứng tên của công ty nước ngoài, do đây là chủ sở hữu xe.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dtlanh99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2022)