Công ty trả lương trễ trong mùa dịch NLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng hay không

Chủ đề   RSS   
  • #545926 13/05/2020

    Kumlzy123

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Công ty trả lương trễ trong mùa dịch NLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng hay không

    Mong luật sư tư vấn giúp em. Theo hợp đồng lao động cty sẽ trả lương nv vào ngày 20 của tháng kế tiếp. Nhưng tháng 3 do lý do dịch đến ngày 5/5/20 cty mới phát lương cho nv. Nv đã nộp đơn xin nghỉ vào ngày 8/5 và đã đi làm tới hết ngày 10/5. Vậy cho em hỏi nv có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hay không việc đó là đúng luật không ạ. Em cảm ơn..

     
    1277 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kumlzy123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #557826   14/09/2020

    tuanhh18
    tuanhh18
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2020
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Về nguyên tắc, công ty phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên quy đinh này cũng ghi nhận trường hợp đặc biệt được xác định là do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Đối với vấn đề dịch covid-19 được xem là lý do bất khả kháng nên người sử dụng lao động không trả lương đúng hạn cho người lao động được. Do đó, trường hợp này người lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động  theo quy định pháp luật.

     

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanhh18 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/09/2020)
  • #582842   20/04/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Công ty trả lương trễ trong mùa dịch NLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng hay không

     
    "Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
     
    1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
     
    a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
     
    b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
     
    ...
    2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
     
    ...
    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;"
     
    Như vậy, hiện người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không yêu cầu phải có lý do, chỉ cần đảm bảo quy định về thời gian báo trước. Tuy nhiên, luật cũng quy định cho phép đơn phương không cần phải báo trước trong một số trường hợp trong đó có trường hợp không trả lương đúng hạn trừ:
     
    "Điều 97. Kỳ hạn trả lương
     
    ...
     
    4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương."
     
    Như vậy, trong điều kiện bất khả kháng, do ảnh hưởng của dịch bệnh nếu như đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày anh nhé. Theo đó, trường hợp này anh chưa thể nghỉ việc ngay thì có quyền đơn phương báo trước theo đúng quy định nếu vẫn muốn nghỉ.
     
    Báo quản trị |