Công ty nợ bảo hiểm xã hội, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #259698 07/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Công ty nợ bảo hiểm xã hội, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động

    Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội vốn đã trở thành căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa? Theo báo cáo của BLĐTBXH, trong năm 2012, số tiền nợ BHXH trên 5000 tỷ. Điều đáng nói là trong suốt thời gian dài không chỉ doanh nghiệp chẳng thèm ngó ngàng, mà cả cơ quan BHXH cũng thờ ơ đến ghẻ lạnh; những báo cáo ngẩn ngơ, những tờ biên bản ấu trĩ như là động thái rũ bỏ trách nhiệm, rung cây dọa khỉ.

    - Đối với doanh nghiệp, việc nợ BHXH đảm báo “có lợi”, bởi nếu sử dụng số tiền đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sinh lợi theo nguyên tắc “tiền sinh tiền”, hoặc ít ra cũng không vay ngân hàng với lãi suất cao. Nếu đem lãi suất ngân hàng so với lãi suất áp phạt và mức phạt theo quy định thì doanh nghiệp vẫn “hời”. Không dại gì mà không nợ!!

    - Trong khi doanh nghiệp tính toán thiệt hơn, cơ quan BHXH thì xem đó như của trời ơi; nếu thiệt thì người lao động chịu, chứ cơ quan BHXH không mang bất cứ một cái “án chế tài” xử lý nào.

    Từ đây, mọi hậu quả đổ lên đầu người lao động, làm việc quần quật, mất biết bao mồ hôi công sức để cống hiến; tiền lương phải tính chi ly từng quả cà con cá. Vậy nhưng họ đâu biết rằng, tiền lương của họ đã bị doanh nghiệp ngốn một phần để gọi là trích nộp BHXH, cộng thêm số tiền mà Công ty phải đóng nữa. Đấy là chưa nói đến việc, khi người lao động ốm đau thai sản hoặc nghỉ việc, họ lại lao đao khốn đốn vì không biết đi đâu về đâu để hỏi một vài tờ giấy nho nhỏ gọi là “Sổ BHXH” làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

    Người lao động khi bước chân vào Công ty, thường họ mang thân phận của người “đi xin việc”, họ cam chịu, ngần ngại, dễ dãi, và cuối cùng là thiệt hại. Vì vậy, nhà nước nên có cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp Công ty nợ BHXH, không nên đẩy người lao động vào những khó khăn mà bản thân họ không đáng nhận.

    Nhưng cơ chế bảo vệ người lao động là gì? Khi mà chế tài xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định86/2010/NĐ-CP hiện tại được coi là “quy định cho có, để đó ngắm nhìn”.

    Thiết nghĩ, trước khi có cơ chế pháp lý bảo vệ, người lao động cần có động thái bảo vệ chính mình, đó là:

    1. Trao đổi thẳng thắn với doanh nghiệp khi phỏng vấn xin việc;

    2. Sau thời gian thử việc, đề nghị Công ty làm thủ tục đăng ký BHXH (bao gồm làm tờ khai do Người lao động ký); sau đó thường xuyên hỏi người quản lý về số sổ BXHX đã đăng ký cho mình;

    3. Kiến nghị với Công đoàn công ty hoặc Liên đoàn lao động quận/huyện để được hỗ trợ; trường hợp này người lao động có thể gửi đơn tập thể hoặc đơn nặc danh.

    Riêng các cơ quan nhà nước, nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm để “rốt rắng” bảo vệ quyền lợi của người lao động như bảo vệ chính mình; cần thiết phải sửa đổi pháp luật theo hướng mạnh tay và điều chỉnh lại cơ chế quản lý. Nếu không làm được thì về vườn để người dân lên làm thay:

    1. Cần chế tài phạt nặng, kể cả xử lý hình sự đối với doanh nghiệp nợ BHXH. Có một số quan điểm cho rằng hình sự hóa quan hệ nợ BHXH là không đúng, vì nó là quan hệ dân sự như kiểu nợ ngân hàng. Tôi không đồng ý với quan điểm này, bởi khoản trích nộp BHXH là khoản bắt buộc, tương tự thuế. Còn nợ ngân hàng đơn thuần có hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo đảm.

    2. Cần có chế tài xử phạt nặng đối với cơ quan BHXH không thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi số nợ BHXH;

    3. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giúp người lao động không phụ thuộc vào việc Doanh nghiệp nợ hay không nợ bảo hiểm xã hội. Có như vậy, mới nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà nước, thay đổi được ý thức của những người công bộc của dân hiện đang nghĩ rằng đó là chuyện giữa người lao động và doanh nghiệp, được thì người lao động nhờ, không được thì doanh nghiệp chịu, còn bản thân mình thì “có thưởng vô phạt”.

    Nhà nước đã bảo hộ, nhận cất giữ tiền của người lao động qua hoạt động trích nộp từ tiền lương của họ, thì phải thực hiện cam kết đó cho đúng chức trách của nhà nước. Đừng thể hiện sự phân biệt đối xử lớn đến thế giữa tiền, quyền lợi  của nhà nước và tiền, quyền lợi của người dân; đừng nghĩ rằng trả lương, trả BHXH một lần là của “bố thí” từ ngân sách nhà nước.

    0917 313 339

     
    20525 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi2 (02/08/2014) huyentrang2008 (10/05/2013) ntdieu (07/05/2013) kimtingroup (07/05/2013) themiracle (07/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #336564   02/08/2014

    luatsutraloi2
    luatsutraloi2

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 16 lần


     

    Không bất công đâu bạn, bởi tổng lương ấy từ công sức của người lao động làm ra cho doanh nghiệp, họ trả lương cho nhân viên một phần, phần còn lại họ hưởng hết thì cũng phải "làm phước" cho NLĐ một chút chứ.

    Bất công hay không người chủ doanh nghiệp biết, NSDLĐ nào cũng muốn muốn "ẳm hết" là chắc rồi, có lợi mà. Bạn kêu bất công thì nên đi kêu "TIỀN THUẾ" ấy, tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế trong khi chẳng nhận lại thứ gì? Và số tiền thuế lại rất lớn! Đó mới là sự bất công!

     

     

     
    Báo quản trị |