Công ty mình bị mất con dấu đỏ

Chủ đề   RSS   
  • #455875 03/06/2017

    hcmuns

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty mình bị mất con dấu đỏ

    Công ty mình bị mất con dấu đỏ công ty và bây giờ mình muốn giải thể công ty thì như vậy mình có cần làm đơn cớ mất dấu xác nhận công an không?

    Cám ơn.

     
    10669 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456241   06/06/2017

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bạn làm con dấu mới và đăng ký con dấu mới sau đó bạn thực hiện thủ tục giả thể thì thuận lợi hơn vì trong quá trình giải thể rất cần đến con dấu

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    hcmuns (14/06/2017)
  • #456388   07/06/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn, thay mặt đội ngũ luật sư tư vấn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

    Để có thể thực hiện giải thể doanh nghiệp thì bạn bắt buộc phải có con dấu công ty để thực hiện các thủ tục hành chính. Vì vậy, bạn cần phải thực kiện khắc con dấu và xin đăng ký con dấu mới thay cho con dấu đã bị mất trước đó sau đó mới thực hiện giải thể doanh nghiệp.

    Thủ tục Giải thể doanh nghiệp như sau:

    Bước 1:

    - Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này phải có nội dung:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

    b) Lý do giải thể;

    c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

    d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

    e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    - Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

    - Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

    Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

    Bước 2:

    Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

    Bước 3:

    Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Hồ sơ gồm có:

    - Quyết định giải thể doanh nghiệp;

    - Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

    - Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    - Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;

    - Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;

    - Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

    - Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

    Bước 4:

    Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

    Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

    Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    hcmuns (14/06/2017)
  • #463385   01/08/2017

    thuydungqh2311
    thuydungqh2311

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2017
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo những thông tin bạn cung cấp tôi xin có ý kiến như sau:
    Để có thể thực hiện giải thể doanh nghiệp thì bạn bắt buộc phải có con dấu công ty để thực hiện các thủ tục hành chính.

    Vấn đề này được chia ra làm 2 trường hợp

    - Trường hợp 1: Đối với doanh nghiệp sử dụng dấu do cơ quan công an cấp (Doanh nghiệp thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực): Doanh nghiệp buộc phải xin xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn về việc doanh nghiệp đã mất con dấu. Sau đó làm thủ tục xin cấp lại dấu. Khi có con dấu do cơ quan công an cấp lại thì doanh nghiệp mới được tiến hành làm thủ tục giải thể.

    - Trường hợp 2: Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu theo qui định của Luật Doạnh nghiệp 2014 thì có thể tự khắc con dấu mới và tiến hành làm thủ tục giải thể mà không cần làm giấy giác nhận với cơ quan công an về việc mất dấu.

    Theo Công văn số 9720/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc thông báo mẫu con dấu:
    “2. Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện sử dụng con dấu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng bị mất con dấu
    Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có nhu cầu tiếp tục sử dụng mẫu con dấu với số lượng, hình thức đã thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể làm con dấu thay thế cho con dấu đã mất mà không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.”

    Như vậy, tùy vào con dấu của công ty bạn sử dụng có theo Luật Doanh nghiệp 2014 hay không mà áp dụng theo trường hợp 1 hoặc 2

    Trên đây là ý kiến sơ bộ của tôi về câu hỏi của bạn. Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

    Lê Thị Thùy Dung

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com