Công ty giữ giấy tờ gốc của người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #499886 17/08/2018

    nhocpan13

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty giữ giấy tờ gốc của người lao động

    Dạ cho em hỏi là trước đây em có làm việc tại một công ty trên địa bàn Hà Nội và lúc đi làm công ty có yêu cầu em nộp bằng Đại Học gốc nên em đã nộp và có giấy tờ đầy đủ. Ngày 20/6/2018, do em không muốn làm việc ở công ty nữa nên em viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 20/7/2018 là đúng 30 ngày theo quy định của nhà nước và công ty đã duyệt đơn của em. Toàn bộ tiền lương và tiền thưởng của tháng 6 , tháng 7 công ty đều giữ lại đợi thanh lý hợp đồng. Sau ngày 20/7/2017 em nghỉ và ngày 21/7/2018 em có lên công ty bàn giao tài sản và công việc đồng thời thanh lý hợp đồng. Nhưng về phía công ty đã không thanh lý hợp đồng cho em và hẹn em 3 tháng sau mới thanh lý được và bằng Đại học của em cũng chưa thể lấy lại được khiến việc đi xin việc làm của em gặp nhiều khó khăn. Vậy Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này em nên làm như thế nào ạ? Em cảm ơn.

     
    2484 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500322   23/08/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 47 Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Như vậy, chỉ trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, các bên làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi của các bên. Thời gian thực hiện là trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty đã giữ lại của bạn. Trong trường hợp của bạn, công ty đã hẹn em 3 tháng sau, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động  mới thanh lý được và trả bằng Đại học. Như vậy, công ty của bạn đã vi phạm quy định vể chấm dứt hợp đồng lao động. Khoản 7 Điều 1 Nghị định Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    “1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…..

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”.

    Theo đó, công ty bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Điều 20 Bộ Luật lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    “1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

    2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

    Theo căn cứ trên, việc công ty bạn giữ bằng Đại học bản gốc của bạn là trái với quy định của pháp luật. Vấn đề xử phạt hành chính NSDLĐ đối với hành vi này được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

    b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

    c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

    Vì thế, trước tiên, bạn nên làm đơn yêu cầu Công ty trả lại hồ sơ, giải quyết các quyền và nghĩa vụ liên quan. Sau khi đã đàm phán, thương lượng mà Công ty kiên quyết không trả lại hồ sơ gốc và không giải quyết các quyền, nghĩa vụ liên quan thì bạn có thể kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để đảm bảo quyền lợi của mình.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;