Công ty chỉ có nước thải sinh hoạt thì có thuộc trường hợp phải đóng phí bảo vệ môi trường?

Chủ đề   RSS   
  • #609448 15/03/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Công ty chỉ có nước thải sinh hoạt thì có thuộc trường hợp phải đóng phí bảo vệ môi trường?

    Công ty chỉ có nước thải sinh hoạt thì có thuộc trường hợp phải đóng phí bảo vệ môi trường?

    Có thể thấy trong hoạt động,sản xuất tùy trường hợp sẽ có phát sinh phí bảo vệ môi trường là khoản mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường. Tuy nhiên đối với Công ty chỉ có nước thải sinh hoạt thì có thuộc trường hợp phải đóng phí bảo vệ môi trường?

    Căn cứ Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định như sau:

    1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:

    + Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.

    + Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

    + Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

    + Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.

    + Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.

    + Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.

    + Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

    + Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.

    + Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.

    + Cơ sở: Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.

    + Nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.

    + Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.

    + Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.

    + Cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

    3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:

    + Hộ gia đình, cá nhân.

    + Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.

    + Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.

    + Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

    + Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

    Vấn đề về quản lý và sử dụng phí môi trường theo quy định pháp luật hiện hành?

    Căn cứ  Điều 9 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định Quản lý và sử dụng phí môi trường như sau:

    1. Đối với nước thải sinh hoạt

    - Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho tổ chức cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

    - Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức cung cấp nước sạch. Tổ chức cung cấp nước sạch kê khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế và quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí để lại (không phải thực hiện chuyển nguồn theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí).

    2. Đối với nước thải công nghiệp

    - Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

    - Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác bao gồm cả: Chi phí cho điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí; chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sở thải nước thải công nghiệp.

    3. Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải, tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.

    4. Hàng năm, tổ chức thu phí có trách nhiệm thông tin công khai số phí bảo vệ môi trường thu được năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, Đài phát thanh địa phương, Cổng thông tin điện tử của tổ chức thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân và doanh nghiệp được biết.

    Do đó, không chỉ nước thải công nghiệp mới áp dụng mà còn nước thải sinh hoạt theo quy định trên vẫn thuộc đối tượng phải đóng phí cụ thể nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của: Hộ gia đình, cá nhân; Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.

     
    225 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận