Công khai 99 đơn vị nợ thuế “khủng”, doanh nghiệp nợ thuế bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610454 11/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần
    SMod

    Công khai 99 đơn vị nợ thuế “khủng”, doanh nghiệp nợ thuế bị xử lý thế nào?

    Vừa qua, Chi Cục Thuế khu vực Sông Lam II (Nghệ An) vừa thực hiện công khai thông tin 99 đơn vị còn nợ tiền thuế và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm ngày 31/3/2024 với số tiền gần 24,7 tỷ đồng qua Thông báo số 1341/TB-CCT. Vậy, doanh nghiệp nợ thuế sẽ bị xử lý thế nào?

    Doanh nghiệp nợ thuế bị xử lý thế nào?

    Theo Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế 2019, doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ chịu lãi chậm nộp, cụ thể như sau:

    - Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

    - Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

    Đồng thời, Tổng cục thuế ban hành Công văn 1489/TCT-QLN năm 2023 về triển khai biện pháp thu hồi và xử lý nợ đọng thuế. Theo đó, thu hồi và xử lý nợ đọng thuế bao gồm những nội dung sau:

    1) Phân loại nợ thuế 

    2) Đôn đốc và cưỡng chế nợ

    3) Đẩy nhanh việc xử lý đối với các khoản nợ đang chờ xử lý và tiền thuế đang chờ điều chỉnh

    4) Cơ quan thuế thực hiện áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy định để kịp thời thu hồi vào ngân sách nhà nước các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn nộp thuế.

    5) Tăng cường áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu nợ.

    6) Triển khai xử lý khoanh nợ, xóa nợ

    7) Cơ quan thuế thực hiện rà soát, xác định chính xác số tiền người nộp thuế còn nợ NSNN; hạch toán, theo dõi đầy đủ các khoản nợ trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). 

    Trường hợp có vướng mắc, Cục Thuế chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

    8) Cơ quan thuế khẩn trương áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế để thu hồi nợ thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước theo đúng hướng dẫn tại công văn 689/TCT-QLN năm 2023 của Tổng cục Thuế, không để phát sinh thêm nợ mới.

    9) Báo cáo

    Như vậy, nếu doanh nghiệp nợ thuế sẽ bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp đôn đốc, cưỡng cưỡng chế. Đồng thời, phải chịu mức lãi chậm nộp theo quy định pháp luật.

    Biện pháp cưỡng chế các doanh nghiệp nợ thuế

    Các biện pháp cưỡng chế

    Theo khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, các biện pháp cưỡng chế tiền thuế nợ năm 2023 bao gồm:

    - Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

    - Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

    - Đề nghị cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

    - Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.

    - Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.

    - Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

    - Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Doanh nghiệp nợ thuế dưới 90 ngày

    Theo Mục 2 Công văn 3658/TCT-QLN năm 2023:

    Đối với doanh nghiệp nộp thuế chỉ có tiền thuế nợ dưới 90 ngày: thực hiện ngay các biện pháp (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, mời lên làm việc, ban hành thông báo tiền thuế nợ) đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

    Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày

    Theo Mục 2 Công văn 3658/TCT-QLN năm 2023:

    - Đối với doanh nghiệp nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hoặc khoản tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế: áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

    - Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước thì phải kịp thời chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, đúng quy định.

    Như vậy, doanh nghiệp nợ thuế dưới 90 ngày sẽ chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà những doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

    Đồng thời, theo Mục 3 Công văn 3658/TCT-QLN năm 2023, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công khai thông tin của người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt tập trung vào người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn và kéo dài.

    Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì ai sẽ phải nộp nợ thuế?

    Theo Khoản 3 Điều 67 Luật quản lý thuế 2019, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm nộp theo quy định đối với mỗi loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

    Như vậy, nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì nợ thuế sẽ do chủ sở hữu, cổ đông thành viên chịu trách nhiệm nộp.

     
    1753 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận