Công chứng di chúc có được ủy quyền cho người khác thực hiện?

Chủ đề   RSS   
  • #559986 06/10/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Công chứng di chúc có được ủy quyền cho người khác thực hiện?

    Công chứng di chúc có được ủy quyền cho người khác thực hiện

    Công chứng di chúc - Hình minh họa

    Lập di chúc là việc ghi lại tâm nguyện, dặn dò, phân chia tài sản của người lập di chúc. Di chúc còn là  sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho bản di chúc người lập di chúc cần thực hiện công việc công chứng di chúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người lập di chúc không thể tự mình ra phòng công chứng thực hiện thủ tục công chứng di chúc thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện không?

    Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc

    Theo khoản 1 Điều 56 Luật công chứng 2014 quy định về việc công chứng di chúc như sau:

    “Điều 56. Công chứng di chúc

    1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.”

    Như vậy, pháp luật không cho phép ủy quyền thực hiện công chứng di chúc, mà người lập di chúc phải tự mình thực hiện thủ tục trên.

    Có thể yêu cầu công chứng tại nhà

    Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người lập di chúc có lý do không thể đến văn phòng công chứng thuộc khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì có thể yêu cầu thực hiện công chứng tại nhà:

    Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp:

     - Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được,

    - Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù

    - Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

    Di chúc có cần công chứng, chứng thực không?

    Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015  thì điều kiện để di chúc hợp pháp không bao gồm điều kiện di chúc phải công chứng, chứng thực. Cụ thể tại khoản 1 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định như sau:

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Như vậy, đối với việc lập di chúc, pháp luật không yêu cầu bắt buộc công chứng, chứng thực thì di chúc mới có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 631 BLDS 2015 cũng quy định hình thức, điều kiện di chúc bằng miệng có hiệu lực.

    Từ phân tích ở trên, thì mặc dù luật không cho phép ủy quyền công chứng di chúc nhưng người lập di chúc còn có thể chọn nhiều cách khác khi không thể tự mình ra văn phòng công chứng để công chứng mà di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 06/10/2020 11:50:14 SA
     
    2360 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận