Công chức, viên chức phải công khai tên, ảnh thật trên mạng xã hội?

Chủ đề   RSS   
  • #509874 12/12/2018

    TuyenMyn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 10 lần


    Công chức, viên chức phải công khai tên, ảnh thật trên mạng xã hội?

    Công chức, viên chức phải công khai tên, ảnh thật trên mạng xã hội?

    Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam. Một trong những nội dung của Bộ quy tắc là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác.

    Ngày 11/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo góp ý kiến “Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam”. Tại Hội thảo, Đề án xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam được trình bày, bao gồm quy tắc ứng xử cho các đối tượng là Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội; Cơ quan Nhà nước sử dụng mạng xã hội; Tổ chức sử dụng dịch vụ mạng xã hội; Người dân sử dụng mạng xã hội và Công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước dùng mạng xã hội.
     
    Trong Bộ quy tắc ứng xử có nhiều nội dung liên quan đến nhóm đối tượng là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước. Cụ thể, Bộ quy tắc đề xuất công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải công khai sự xuất hiện trên mạng xã hội bằng cách sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác.
     
    Công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước phải thực hiện ứng xử trên mạng xã hội về các vấn đề chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với vai trò, nguyên tắc, quyền hạn của cá nhân và của cơ quan chủ quản. Trong đó, phải thông báo rõ ràng về việc các ứng xử trên mạng xã hội là việc làm mang tính cá nhân, không đại diện cho cơ quan chủ quản hay được ủy quyền bởi cơ quan chủ quản.
     
    Bộ Quy tắc cũng đề xuất, nhóm đối tượng này phải ứng xử trên mạng xã hội có văn hóa, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính. Chia sẻ thông tin mang tính khách quan, trung thực, công bằng.
     
    Về những hành vi không được phép, Bộ Quy tắc đề xuất công chức, viên chức, người lao động không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi ứng xử trên mạng xã hội, không được ứng xử thuận chiều với những thông tin xấu, độc, tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực trên mạng xã hội, không được ứng xử trên mạng xã hội trái với các chuẩn mực về đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp đồng thời không được cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân, tổ chức mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền.
     
    Với cơ quan Nhà nước sử dụng dịch vụ mạng xã hội, Bộ quy tắc đề xuất, các đơn vị này phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu và địa chỉ trang mạng xã hội (dấu tick xanh). Người đứng đầu cơ quan hoặc người được người đứng đầu cơ quan ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chịu trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải trên trang mạng xã hội của cơ quan nhà nước.
     
    Cơ quan Nhà nước phải công khai danh tính, đầu mối liên lạc của cá nhân chịu trách nhiệm trước những thông tin được đăng tải và cá nhân có trách nhiệm trực tiếp thực hiện quản trị, đăng tải nội dung thông tin lên trang mạng xã hội. Nội dung thông tin trên mạng xã hội cần phải nhất quán về nội dung với thông tin được cung cấp trên cổng thông tin điện tử chính thức và trên những phương tiện truyền thông khác.
     
    Cơ quan Nhà nước cũng phải bảo mật thông tin của công dân khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua trang mạng xã hội đồng thời có cơ chế khuyến khích người dân tham gia xây dựng và phản biện một cách tích cực các vấn đề chính sách. Nhanh chóng phản hồi những câu hỏi, những thông tin trái chiều hay nghi vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
     
    Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật trong quản lý, phát triển mạng xã hội; tích cực phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để xử lý, ngăn chặn, loại bỏ những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
     
    Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc ban hành các văn bản pháp lý, các quy định về quản lý nhà nước, cho dù có nghiêm ngặt đến đâu, cũng không thể loại trừ hoàn toàn những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Mặt trái của mạng xã hội luôn tồn tại và không thể xoá bỏ mà chỉ có thể hạn chế nó. Vì thế, bên cạnh những quy định của pháp luật, cần phải có một khuôn khổ thể chế “mềm”, để bổ sung cho các khung pháp lý chính thức của nhà nước. Việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành một Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, với nội dung cốt lõi là những chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội là rất cần thiết với tình hình hiện nay.
     
    Mục tiêu chính của việc nghiên cứu, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nhằm phát triển mạng xã hội lành mạnh, an toàn, có ích cho người sử dụng. Thúc đẩy tác động tích cực của mạng xã hội cho xã hội, tổ chức và cá nhân. Hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội, ngăn ngừa có hiệu quả sự lan truyền và mặt trái của mạng xã hội, trong đó có các thông tin xấu, độc.
     
    Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, sau hội thảo ở Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo ở TP. Hồ Chí Minh nhằm lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp của xã hội để xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Việt Nam khoa học, phù hợp với thực tiễn và chuẩn mực, thông lệ quốc tế, khả thi trong triển khai, thực hiện.
      
    Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)

     

     
    8805 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509876   12/12/2018

    Hiến pháp 2013:

    Điều 21.

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

     

     

    có lẽ công chức không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp.

    nhưng việc được ẩn danh trên môi trường mạng là quyền rất cần thiết đối với mọi người, không ai có thể biết trước được liệu có kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân của mình khai thác được trên mạng để làm điều gì. từ cái tên trên mạng, họ có thể lần ra các mối quan hệ của mình, sở thích của mình, thói quen của mình, thậm chí cả cách suy nghĩ của mình... từ đó có thể dàn cảnh lừa đảo, xúc phạm danh dự, tung tin đồn, vu khống... "cái chết xã hội" cũng có thể bắt nguồn từ đây.

    dù sao, đây có thể là sự xâm phạm khá thô bạo đối với quyền riêng tư của cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuphapq11 vì bài viết hữu ích
    qthang86hp (14/12/2018)
  • #509965   13/12/2018

    Theo mình thấy quy định này khá là vớ vẫn. Bởi lẽ dù là công chức hay viên chức họ cũng chỉ cần tuân thủ luật pháp và hoàn thành tốt công việc của mình được giao. Còn việc tham gia mạng Xã Hội như facebook, zalo đó là quyền riêng tư của họ. Nhà nước không thể áp đặt họ phải công khai cái này hay công khai cái kia.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510001   13/12/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo như chủ thớt nói thì bắt buộc các công chức, viên chức nhà nước phải sử dụng tên thật và hình ảnh thật trên mạng xã hội, và phải cư xử sao cho đúng mực. Nhưng theo mình, mạng xã hội là nơi mọi người giao lưu kết bạn với nhau với mục đích giải trí là chính. Với những quy định như vậy thì không khác nào quản lý cả đời sống cá nhận của người ta rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #510011   13/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mình thấy các ý kiến bình luận ở trên đều cho rằng quy định này trái luật, thậm chí là vi hiến. Các bạn hình như hiểu chưa đúng bản chất của vấn đề thì phải. Không phải cứ ban hành quy tắc ngành hạn chế abc xyz là vi hiến hay trái luật. Đơn giản đây là quy định nội bộ, giống như việc công ty các bạn buộc các bạn mặc đồng phục khi đi làm vậy, hay như Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư khi dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định.,.. Hiến pháp là quy định chung, nhưng ở từng lĩnh vực cụ thể có những nội quy phù hợp.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #510018   13/12/2018

    Dong_Bich viết:

    Mình thấy các ý kiến bình luận ở trên đều cho rằng quy định này trái luật, thậm chí là vi hiến. Các bạn hình như hiểu chưa đúng bản chất của vấn đề thì phải. Không phải cứ ban hành quy tắc ngành hạn chế abc xyz là vi hiến hay trái luật. Đơn giản đây là quy định nội bộ, giống như việc công ty các bạn buộc các bạn mặc đồng phục khi đi làm vậy, hay như Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư khi dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định.,.. Hiến pháp là quy định chung, nhưng ở từng lĩnh vực cụ thể có những nội quy phù hợp.

    bạn Dong_Bich chưa hiểu đúng bản chất vấn đề ở đây thì phải.

    bản chất việc ban hành Quy tắc không phải là vi hiến, mà quan trọng là cái nội dung của nó có phù hợp Hiến pháp hay không; nếu vẫn chưa hiểu, nói nôm na là:

    "công ty các bạn buộc các bạn mặc đồng phục khi đi làm vậy, hay như Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư khi dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định" là quy tắc phù hợp.

    nhưng "Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư không được lấy vợ/chồng" hay "công chức phải công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội" đại loại thế, là không thực sự phù hợp.

    mình không hề khẳng định Quy tắc trên là vi hiến, bởi để xác định vấn đề đó cần phải bàn và thảo luận rất nhiều và mình cũng không có đủ quyền để làm điều đó.

    Tuy nhiên, vấn đễ rõ ràng nhất và việc công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cá nhân. Thực ra, hầu hết chúng ta đều đã, đang công khai thông tin cá nhân ở những mức độ nhất định và một số người vẫn chưa hiểu rõ những khả năng rủi ro mà nó mang lại; một số người thận trọng và cảm thấy an toàn hơn khi giữ kín thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội. Do đó, việc công khai thông tin hay không và công khai đến đâu nên để cho cá nhân tự quyết định và chịu trách nhiệm, đây là 1 QUYỀN.

    nếu chưa hiểu rõ người khác có thể làm gì với thông tin cá nhân của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm về vụ Edward Snowden (có cả phim). hay dễ hiểu hơn, từ tên của bạn trên mạng xã hội họ có thể dò ra quan hệ của bạn, sở thích của bạn, thói quen của bạn... từ đó họ có thể:

    + tổ chức bắt cóc bạn trên quãng đường bạn đi học, đi làm về theo thói quen của bạn;

    + dàn cảnh để cướp, móc túi, hiếp dâm...

    + có thể dò ra địa chỉ IP của bạn, từ đó có thể hack máy tính của bạn, lấy dữ liệu quan trọng của bạn (nếu bạn đang làm 1 dự án quan trọng nào đó mà họ muốn cướp hoặc phá hoại); hoặc đơn giản là xâm nhập camera/webcam của bản để xem trong phòng ngủ của bạn có điều gì đang diễn ra...

    + và có cả tỉ những khả năng khác mà những cái đầu con người có thể nghĩ ra (thực sự thì facebook, google cũng đang theo dõi bạn để thực hiện chính sách quảng cáo của họ).

     
    Báo quản trị |  
  • #510077   14/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    tuphapq11 viết:

     

    Dong_Bich viết:

     

    Mình thấy các ý kiến bình luận ở trên đều cho rằng quy định này trái luật, thậm chí là vi hiến. Các bạn hình như hiểu chưa đúng bản chất của vấn đề thì phải. Không phải cứ ban hành quy tắc ngành hạn chế abc xyz là vi hiến hay trái luật. Đơn giản đây là quy định nội bộ, giống như việc công ty các bạn buộc các bạn mặc đồng phục khi đi làm vậy, hay như Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư khi dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định.,.. Hiến pháp là quy định chung, nhưng ở từng lĩnh vực cụ thể có những nội quy phù hợp.

     

     

    bạn Dong_Bich chưa hiểu đúng bản chất vấn đề ở đây thì phải.

    bản chất việc ban hành Quy tắc không phải là vi hiến, mà quan trọng là cái nội dung của nó có phù hợp Hiến pháp hay không; nếu vẫn chưa hiểu, nói nôm na là:

    "công ty các bạn buộc các bạn mặc đồng phục khi đi làm vậy, hay như Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư khi dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định" là quy tắc phù hợp.

    nhưng "Liên đoàn LSVN buộc các Luật sư không được lấy vợ/chồng" hay "công chức phải công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội" đại loại thế, là không thực sự phù hợp.

    mình không hề khẳng định Quy tắc trên là vi hiến, bởi để xác định vấn đề đó cần phải bàn và thảo luận rất nhiều và mình cũng không có đủ quyền để làm điều đó.

    Tuy nhiên, vấn đễ rõ ràng nhất và việc công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cá nhân. Thực ra, hầu hết chúng ta đều đã, đang công khai thông tin cá nhân ở những mức độ nhất định và một số người vẫn chưa hiểu rõ những khả năng rủi ro mà nó mang lại; một số người thận trọng và cảm thấy an toàn hơn khi giữ kín thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội. Do đó, việc công khai thông tin hay không và công khai đến đâu nên để cho cá nhân tự quyết định và chịu trách nhiệm, đây là 1 QUYỀN.

    nếu chưa hiểu rõ người khác có thể làm gì với thông tin cá nhân của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm về vụ Edward Snowden (có cả phim). hay dễ hiểu hơn, từ tên của bạn trên mạng xã hội họ có thể dò ra quan hệ của bạn, sở thích của bạn, thói quen của bạn... từ đó họ có thể:

    + tổ chức bắt cóc bạn trên quãng đường bạn đi học, đi làm về theo thói quen của bạn;

    + dàn cảnh để cướp, móc túi, hiếp dâm...

    + có thể dò ra địa chỉ IP của bạn, từ đó có thể hack máy tính của bạn, lấy dữ liệu quan trọng của bạn (nếu bạn đang làm 1 dự án quan trọng nào đó mà họ muốn cướp hoặc phá hoại); hoặc đơn giản là xâm nhập camera/webcam của bản để xem trong phòng ngủ của bạn có điều gì đang diễn ra...

    + và có cả tỉ những khả năng khác mà những cái đầu con người có thể nghĩ ra (thực sự thì facebook, google cũng đang theo dõi bạn để thực hiện chính sách quảng cáo của họ).

    Bạn đánh giá là "không phù hợp" cũng chỉ trên cảm tính chứ đâu có một bộ quy chuẩn nào đánh giá là phù hợp hay không đâu? Mình có xem qua nội dung này, theo đó công chức buộc phải sử dụng ảnh thật, tên thật, công khai cơ quan công tác.03 nội dung này là điều mà hầu như theo thói quen sử dung mạng xã hội thì ai cũng làm, chỉ một số nhỏ ngoại trừ vì mục đích gì thì mình không rõ. 

    Vậy theo bạn việc sử dụng hình ảnh chính chủ, tên thật, và cơ quan công tác trên profile không phù hợp chỗ nào?

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #510085   14/12/2018

    Dong_Bich viết:

    Bạn đánh giá là "không phù hợp" cũng chỉ trên cảm tính chứ đâu có một bộ quy chuẩn nào đánh giá là phù hợp hay không đâu? Mình có xem qua nội dung này, theo đó công chức buộc phải sử dụng ảnh thật, tên thật, công khai cơ quan công tác.03 nội dung này là điều mà hầu như theo thói quen sử dung mạng xã hội thì ai cũng làm, chỉ một số nhỏ ngoại trừ vì mục đích gì thì mình không rõ. 

    Vậy theo bạn việc sử dụng hình ảnh chính chủ, tên thật, và cơ quan công tác trên profile không phù hợp chỗ nào?

    Như vậy, thực sự là bạn chưa hiểu đúng bản chất vấn đề rồi.

    Thứ nhất, "không phù hợp" không phải là 1 thứ cảm tính như bạn nghĩ đâu, bởi nếu vậy thì làm sao có cơ chế rà soát, xử lý văn bản quy phạm một cách khách quan được? nói cho bạn dễ hiểu hơn: quyền kết hôn là một quyền cơ bản của cá nhân; nay LĐLS cấm Luật sư kết hôn; vậy là việc Quy tắc đó có phù hợp hay không chỉ là cảm tính à?

    Thứ hai, có lẽ bạn không đọc hết những gì mình đã phân tích rồi; việc công khai thông tin cá nhân là QUYỀN của cá nhân. có nghĩa là cá nhân có QUYỀN LỰA CHỌN công khai thông tin cá nhân của mình HOẶC KHÔNG. có rất nhiều người cảm thấy vui vẻ khi chia sẻ tất cả những thứ cá nhân của mình trên mạng xã hội; nhưng cũng có rất nhiều người thận trọng hơn và cảm thấy an toàn khi tốt nhất là hạn chế công khai quá nhiều thông tin cá nhân của mình.

    hi vọng bạn Dong_Bich hiểu được trọn vẹn bản chất vấn đề ở đây: việc công khai thông tin trên mạng xã hội có kèm theo rủi ro; và điều đó là quyền lựa chọn của cá nhân, không thể bắt họ phải công khai thông tin cá nhân mà họ không muốn và rước rủi ro, nguy hiểm vào người.

    Cá nhân mình nghĩ quy định này chỉ để nhằm tăng sự giám sát đối với cá nhân, cán bộ, công chức, nhưng nó hơi thô bạo.

    mình không dám đề cập đến việc bảo vệ quyền riêng tư ở các nước khác, bởi tư duy lập pháp của Việt Nam rất "khác", nhưng hãy nhìn sơ qua ở Mỹ, kể từ sau vụ Edward Snowden, quyền riêng tư đã trở thành vấn đề nhạy cảm như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #510023   13/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Ở đây coi là vi hiến cũng được, trước hết công chức không được làm việc riêng trong giờ làm việc, mà mạng xã hội không phải là phương tiện hỗ trợ cho công việc, vậy là hoạt động trên mạng xã hội thuộc về thời gian ngoài giờ làm việc của viên chức - công chức --> hết giờ làm việc họ không có quyền hạn gì --> họ là người thường và hưởng các quyền của mình (lý thuyết).

    Ở đây bộ ứng xử này sẽ trình bày - thể hiện như thế nào thì chưa rõ, nếu chỉ là thông báo chung thì khả năng ít người tự giác thực hiện vì phải có cơ chế kiểm tra, quản lý, xử phạt còn chỉ là tờ giấy thì tốn kém tiền bạc - thời gian làm hội thảo quá. Nếu là ban hành kèm luật viên chức - công chức thì cũng phải có cơ chế trên, do đó mình nghĩ chỉ là thông báo chung cho các cơ quan nhà nước thôi. --> hội thảo cho đủ chỉ tiêu.

    Giờ giả dụ nếu một hôm bộ Tư pháp ra quyết định quy định cán bộ ngành tư pháp tham gia bất kỳ sự kiện hoặc xuất hiện nơi công cộng phải mặc trang phục ngành --> cái này là sai rõ ràng rồi --> nhưng ai sẽ lên tiếng và mang lại công bằng cho những người viên chức - công chức không bao giờ giám lên tiếng bảo vệ mình kia mới là quan trọng.

    Giờ thì mình đang nghĩ tại sao lại phải có quy định này, vì được mấy viên chức - công chức nóng máu mà nhảy vào một cuộc chiến trên mạng, viên chức - công chức 1 - 2 năm thâm niên cũng rõ việc vạ miệng nguy hiểm thế nào.

    Cập nhật bởi as00016715 ngày 13/12/2018 04:07:35 CH chỉnh form
     
    Báo quản trị |  
  • #510108   14/12/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Dù là công chức viên chức thì họ cũng có quyền công dân, sao lại cấm công khai thông tin. Mình nghĩ rằng nên hạn chế hoặc có biện pháp ngăn chặn những hậu quả chứ không nên có những quy định khắt khe như thế này.

     
    Báo quản trị |  
  • #510114   14/12/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Không biết việc công khai tên thật, ảnh thật của công chức, viên chức lên mạng nhầm mục đích gì mà lại đưa ra quy định như vậy, trong khi mạng xã hội là quyền tự do của cá nhân, thông tin cá nhân cần phải được bảo mật chứ sao lại đi công khai khắp mạng xã hội để làm gì?

     
    Báo quản trị |  
  • #510115   14/12/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Mạng xã hội với ưu điểm về mức độ tương tác và kết nối cao hơn so với các phương tiện truyền thông truyền thống, đang trở thành kênh thông tin có số lượng người truy cập ngày càng lớn. Do vậy, hình ảnh và thông tin cá nhân của bạn càng dễ bị rò rỉ. Cũng từ đó, nguy cơ bạn dễ lọt vào tầm ngắm của đối tượng xấu càng cao.

    Theo mình việc công chức, viên chức công khai tên, hình ảnh thật của mình lên mạng xã hội sẽ mang lại cho họ các rắc rối trong cuộc sống cũng như trong công việc. Như chúng ta đã biết mạng xã hội là facebook, zalo, Twitter,... những thứ dễ dàng xâm nhập, lấy tài khoản hay xa hơn nữa là làm hủy hoại danh tiếng của một người nếu đó là một hacker chuyên nghiệp muốn hại bạn. Có thể công khai hình ảnh thông tin trên mạng xã hội sẽ đem lại sự tin tưởng, minh bạch cho nhân dân hay các cơ qaun muốn quản lý nhân viên của mình. Theo mình có chăng chỉ nên quy định công chức, viên chức cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh cá nhân thật cho đơn vị mình đang công tác và công khai trên trang web quản lý nội bộ của đơn vị đó. Vì chúng ta đã biết mạng xã hội hiện nay vô cùng phức tạp, càng tiết lộ thông tin bao nhiêu sẽ đỡ phiền phức bấy nhiêu. 

     
    Báo quản trị |  
  • #510639   22/12/2018

    bayervn
    bayervn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Công khai tên công chức viên chức là hợp tình, hợp lý và thể hiện công bằng trong các quan hệ xã hội.

    Các lãnh đạo cấp cao như Thủ Tướng, bộ trưởng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hôi,..v..v đều công khai trên các phương tiện đại chúng mà chả vấn đề gì. Tự hào nữa là khác. Khi bạn mua SIM, "họ" bắt buộc bạn phải cung cấp hình ảnh và rất nhiều thông cá nhân khác, cũng chả sao và chả ai kiện đòi quyền công dân. Bây giờ "người như chúng ta" có cơ hội được biết đến thông tin về "họ" ở ngưỡng rất tối thiểu như bộ Quy Tắc Ứng Xử đề cập thì "họ" lại được bảo vệ bằng ngụy luận là vi hiến. Quy tắc ứng xử không phải là Luật. Nếu bạn không phù hợp hoac cảm thấy "bị lộ", thì bạn cứ từ chối tham gia tổ chức đó. Cũng như vậy, nếu bạn là Đảng Viên thì bạn cũng không được thực hiện một số các hoạt động theo quy tắc "Những điều ĐV không được làm" mà hầu như tất cả các công dân khác đều được làm , chả lẽ lại là vi hiến !? Mặt khác, Hiến pháp cũng không phải là bất biến, khi cần thay đổi hoặc nhất thiết phải thay đổi thì họ sẽ "chỉnh hiến". Và bạn nên nhớ rằng Hiến pháp không tự có mà nó được ra đời và được điều chỉnh liên tục theo thời gian, dựa trên các quy tắc ứng xử thực tế trong xã hôi.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bayervn vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/12/2018)
  • #510648   22/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


     

    bayervn viết:
    Các lãnh đạo cấp cao như Thủ Tướng, bộ trưởng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hôi,..v..v đều công khai trên các phương tiện đại chúng mà chả vấn đề gì. Tự hào nữa là khác. Khi bạn mua SIM, "họ" bắt buộc bạn phải cung cấp hình ảnh và rất nhiều thông cá nhân khác, cũng chả sao và chả ai kiện đòi quyền công dân. Bây giờ "người như chúng ta" có cơ hội được biết đến thông tin về "họ" ở ngưỡng rất tối thiểu như bộ Quy Tắc Ứng Xử đề cập thì "họ" lại được bảo vệ bằng ngụy luận là vi hiến. Quy tắc ứng xử không phải là Luật. Nếu bạn không phù hợp hoac cảm thấy "bị lộ", thì bạn cứ từ chối tham gia tổ chức đó. Cũng như vậy, nếu bạn là Đảng Viên thì bạn cũng không được thực hiện một số các hoạt động theo quy tắc "Những điều ĐV không được làm" mà hầu như tất cả các công dân khác đều được làm , chả lẽ lại là vi hiến !? Mặt khác, Hiến pháp cũng không phải là bất biến, khi cần thay đổi hoặc nhất thiết phải thay đổi thì họ sẽ "chỉnh hiến". Và bạn nên nhớ rằng Hiến pháp không tự có mà nó được ra đời và được điều chỉnh liên tục theo thời gian, dựa trên các quy tắc ứng xử thực tế trong xã hôi.

     

    Chào bạn,

    Lâu lâu được đọc một bình luận khá hay với một góc nhìn thú vị nên mình cũng nhanh tay và lẹ mắt đưa ra phản biện lại với bình luận của bạn, có thể bạn sẽ cho hành động này là ngụy luận nhưng cam đoan với bạn mình sẽ dập tắt lý lẽ của bạn bằng tất cả khả năng của mình, và rất mong cuộc chiến này sẽ được kéo dài bằng những bình luận đáp trả từ phía bạn đến khi lý lẽ của bạn bảo vệ cho lập luận của chính bạn.

    Chân thành xin lỗi bạn vì tính háo thắng của mình và bây giờ mình xin phép bắt đầu.

    Đọc qua bình luận của bạn, đồng thời kết hợp với những bình luận khác và nội dung bài viết, thì mình hiểu sơ bộ ý nghĩa của các từ sau:

    "họ" là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước (dẫn chiếu đến bài viết của tác giả)

    "chỉnh hiến" là hoạt động sửa đổi hiến pháp (căn cứ vào cách hiểu của mình về từ chỉnh)

    Trong hệ thông các văn bản pháp luật do VN ban hành thì mình vừa may mắn tìm được Luật cán bộ, công chức 2008 có nội dung định nghĩa về cán bộ, công chức mà cụ thể là Điều 4 của luật:

    1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

    2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Luật viên chức 2010 có định nghĩa như thế nào là viên chức, cụ thể tại Điều 2:

    Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    Từ hai thông tin mình vừa mới dẫn chứng cộng với bình luận của bạn và nội dung bài viết của tác giả mình hiểu rằng: những người mà bạn và tác giả đang nói đến (công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước) có khả năng cưỡng ép bạn phải cung cấp thông tin cá nhân khi mua sim và có khả năng sửa đổi hiến pháp hiện hành.

    Tiếp đến là "ngụy luận vi hiến", VN chưa tham gia hay phê chuẩn bất cứ công ước hay văn bản quốc tế nào về các quyền con người - quyền công dân, do vậy hiến pháp VN là văn bản có giá trị cao nhất công nhận các quyền này. Ở đây mình vẫn giữ nguyên quan điểm ở bình luận trên và mình xin phép nêu ra các điều sau để bảo vệ cho nó:

    Điều 16  

    ...

    2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Điều 21  

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

    ...

    Những quyền cơ bản này chỉ bị hạn chế trong các trường hợp đặc biệt:

    Điều 14  

    ...

    2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Với những quy định này mình xin củng cố luận điểm như sau:

    Đời sống riêng tư là hoạt động không thuộc khuôn khổ của các văn bản có tính nội bộ, do ý nghĩa của những văn bản này không liên quan đến Điều 14.2 hiến pháp.

    Vi hiến không chỉ nói đến văn bản pháp luật vi hiến mà còn có thể đi chung với từ hành vi để tạo thành hành vi vi hiến, cụ thể hiến pháp bảo vệ quyền sống của mọi người và khi có một ai đó tước đoạt quyền này mà không có lý do chính đáng --> ai đó đấy đã vi hiến và phải chịu hình phạt.

     

    Xin lỗi bạn vì không giải thích luật (bạn chắc cũng học luật) và phản biện toàn bộ, vì mình muốn giải quyết từng ý một để không quá đà, do một phần bản tính lời biến và đồng thời muốn có tương tác để không phải như thằng ngố khi chỉ có mình tham gia, nên nếu từng ý giải quyết hết mình sẽ tiếp tục các ý khác trong bình luận của bạn.

    Rất mong bạn bình luận bảo vệ ý kiến của chính bạn.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #510699   24/12/2018

    bayervn viết:
    Các lãnh đạo cấp cao như Thủ Tướng, bộ trưởng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hôi,..v..v đều công khai trên các phương tiện đại chúng mà chả vấn đề gì. Tự hào nữa là khác. Khi bạn mua SIM, "họ" bắt buộc bạn phải cung cấp hình ảnh và rất nhiều thông cá nhân khác, cũng chả sao và chả ai kiện đòi quyền công dân. Bây giờ "người như chúng ta" có cơ hội được biết đến thông tin về "họ" ở ngưỡng rất tối thiểu như bộ Quy Tắc Ứng Xử đề cập thì "họ" lại được bảo vệ bằng ngụy luận là vi hiến. Quy tắc ứng xử không phải là Luật. Nếu bạn không phù hợp hoac cảm thấy "bị lộ", thì bạn cứ từ chối tham gia tổ chức đó. Cũng như vậy, nếu bạn là Đảng Viên thì bạn cũng không được thực hiện một số các hoạt động theo quy tắc "Những điều ĐV không được làm" mà hầu như tất cả các công dân khác đều được làm , chả lẽ lại là vi hiến !? Mặt khác, Hiến pháp cũng không phải là bất biến, khi cần thay đổi hoặc nhất thiết phải thay đổi thì họ sẽ "chỉnh hiến". Và bạn nên nhớ rằng Hiến pháp không tự có mà nó được ra đời và được điều chỉnh liên tục theo thời gian, dựa trên các quy tắc ứng xử thực tế trong xã hôi.

    Đây là điển hình của kiểu quan điểm chủ quan, định kiến và cũng không thực sự phân tích thấu đáo trước khi đưa ra bình luận.

    - Thứ nhất, chuyện bạn đăng ký thông tin số điện thoại, hình ảnh, thông tin cá nhân dành cho cơ quan quản lý nhà nước, không phải là công khai cho TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, mình xin nhấn mạnh vấn đề này cho bạn hiểu, thông tin số điện thoại của bạn không phải là thứ công khai cho tất cả mọi người để bất cứ ai cũng có thể tìm ra, mà phục vụ cho công tác quản lý. bạn không thể đem hai thứ có bản chất hoàn toàn khác nhau (giữa việc cung cấp thông tin điện thoại và công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội) để so sánh như thế được, đây phải là kiến thức cơ bản chứ nhỉ.

    - Thứ hai, Hiến pháp có thể thay đổi, nhưng ở HIỆN TẠI quy định này là không phù hợp, bạn hãy hi vọng 1 ngày nào đó quy định về bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân bị bãi bỏ trong Hiến pháp, thế nhé, lúc đó chắc bạn sẽ vui lắm.

    - Thứ ba, có lẽ bạn không có cái nhìn thân thiện lắm với giới công-viên chức, tuy nhiên họ cũng là người lao động, hoạt động quản lý hành chính ở bất cứ quốc gia nào cũng có những tồn tại, không thể làm hài lòng hết tất cả mọi người, nhưng đừng vì những bất cập của cơ chế mà tạo thành sự phân biệt đối với con người.

    - Thứ tư, mình rất thất vọng và nhiều lúc mệt mỏi khi có những người học luật, công tác trong ngành luật, nhiều khi có cả thâm niên nhất định, nhưng lại rất rất rất lười đọc, và thiếu quan điểm xây dựng.

    Hãy có cái nhìn khách quan hơn, ví dụ: bạn là Luật sư chuyên về tố tụng án hình sự, một ngày nào đó LĐLS yêu cầu bạn công khai thông tin cá nhân, gia đình, địa chỉ nơi ở... ngay tại phiên tòa, bạn có cảm thấy thoải mái khi đại diện cho nguyên đơn khi mà bên bị đơn là côn đồ, xã hội đen không?

    - Và thứ năm, quy định này đặt ra nhằm giám sát công chức, công dân, nhưng nó không triệt để. Bởi nếu cá nhân thực sự muốn ẩn danh để làm điều không đúng đắn trên mạng xã hội, họ có thể tạo tài khoản phụ với thông tin giả, và nếu có kiến thức công nghệ thông tin nhất định, sẽ không lần ra được. Quy định này chỉ gây bất lợi đối với những người ở ngoài sáng mà thôi, họ phải công khai những thông tin nhạy cảm mà họ không muốn công khai.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510650   22/12/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thấy quy định này nếu được thông qua thì cũng sẽ có tác động tốt thôi. Việc công khai các thông tin về sự tham gia mạng xã hội hay hình ảnh sẽ góp phần làm giảm tình trạng làm giả các thông tin của cán bộ nhà nước, tạo niềm tin cho người dân hơn khi họ sẽ biết chính xác đâu mới là tài khoản của cán bộ, công chức,...

     
    Báo quản trị |  
  • #510718   24/12/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn,

    Mình đồng tình với bạn, và mong bạn tiếp tục bảo vệ chính kiến, mình sẽ dừng sử dụng dịch vụ tại đây, vì mình thấy môi trường không giúp mình phát triển, do mình không hợp với trường phái tư duy nơi đây.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #519727   31/05/2019

    Theo quan điểm của mình nếu như việc này mà được ghi nhận trong một văn bản pháp quy nào đó thì chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng phản đối không hề nhỏ. Bởi, công chức, viên chức thì cũng là một công dân bình thường mà thôi. Mà một trong những quyền cơ bản của một người công dân là quyền riêng tư. Vậy nếu bắt buộc công chức, viên chức công khai tên, ảnh thật thì chả khác nào đang xâm phạm quyền riêng tư của người khác cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #520330   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Mình đồng ý với quan điểm công chức, viên chức phải công khai tên, ảnh thật trên mạng xã hội. Theo mình việc này sẽ thúc đẩy tác động tích cực của mạng xã hội cho xã hội, tổ chức và cá nhân. Hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội, ngăn ngừa có hiệu quả sự lan truyền và mặt trái của mạng xã hội, trong đó có các thông tin xấu, độc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520335   09/06/2019

    Câu hỏi đặt ra là nếu quy định này được ban hành như một QPPL thì cơ chế nào xác định viên chức A đang sở hữu tài khoản mạng XH nào ? email nào ?

    Giả dụ: tạo tài khoản Facebook chỉ cần thông tin giả + email miễn phí (thông tin đăng ký cũng giả) vì Facebook hay email không thể xác nhận thông tin đăng ký là thật hay giả.

    Vậy nếu tôi là một viên chức, tôi hoàn toàn có thể kê khai là không sở hữu bất cứ tài khoản mạng XH nào, vậy lấy gì để bắt tôi phải đăng ảnh hay thông tin, như thế có phải là vô dụng khi cơ chế kiểm soát bằng không ?

    Còn chưa tính tới tính hợp pháp của quy định này thì việc không khả thi đã thấy quy định không tương lai rồi, khi một quy định hay văn bản của 1 cơ quan hay tổ chức nhà nước (không phải là  VBQPPL) nhưng lại quy định như 1 VBQPPL thì chắc chắn sẽ bị VKS tuýt còi, nếu quy định còn hàm chứa nội dung vi phạm hiến pháp thì khả năng cực cao bị VKS tuýt còi và người đứng đầu cơ quan còn bị kỷ luật.

     
    Báo quản trị |