Hướng dẫn tại Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã thì Công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 8 Nghị định 114/2003/NĐ-CP.
2. Vi phạm những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm quy định tại Điều 11 Nghị định 114/2003/NĐ-CP.
3. Vi phạm việc thực hiện Quy chế làm việc quy định tại Điều 9 của Nghị định 114/2003/NĐ-CP.
4. Vi phạm pháp luật bị truy cứu hình sự, bị Tòa án tuyên là có tội nhưng chưa bị phạt tù giam.
5. Vi phạm pháp luật cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm,
6. Vi phạm việc quản lý và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Gian dối trong kê khai hồ sơ lý lịch;
7. Trong thời gian được cử đi học tập, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vi phạm quy chế đào tạo;
8. Vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy.
* Không áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi trái pháp luật trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
b) Vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và được cấp có thẩm quyền xác nhận.
c) Phải thi hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP.
* Các hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã gồm:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Cách chức;
đ) Buộc thôi việc.
* Trong đó, công chức cấp xã hướng dẫn tại Thông tư 13/2019/TT-BNV gồm:
- Công chức Trưởng Công an xã
- Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
- Công chức Văn phòng - Thống kê
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
- Công chức Tài chính - kế toán
- Công chức Tư pháp - hộ tịch
- Công chức Văn hóa - xã hội
Cập nhật bởi TuyenBig ngày 07/02/2020 09:28:00 SA