Công an thuộc cấp nào được quyền tạm giữ xe?

Chủ đề   RSS   
  • #564614 09/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Công an thuộc cấp nào được quyền tạm giữ xe?

    Tạm giữ phương tiện giao thông

    Một trong những hình thức xử phạt khi vi phạm luật giao thông là “tạm giữ phương tiện”. Biện pháp này thậm chí còn có tính răn đe mạnh hơn là nộp phạt, tuy vậy nhiều người vẫn nhầm lẫn về thẩm quyền áp dụng “tạm giữ phương tiện”.

    Khi nào bạn bị tạm giữ phương tiện?

    Theo quy định của Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạm giữ xe được hiểu là tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính.

    Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc tạm giữ phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết sau:

    (1) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.

    (2) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

    (3) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong. Tuy nhiên, trường hợp cần áp dụng phải tuân thủ thứ tự tạm giữ như sau: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

    Riêng đối với các vi phạm hành chính về giao thông, cụ thể những hành vi sẽ bị tạm giữ xe ngay được thống  kê TẠI ĐÂY

    Những ai sẽ có quyền ra quyết định xử phạt bằng hình thức này?

    Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ đồng thời có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. (Khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính)

    Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 76 quy định về thẩm quyền của các chiến sĩ Công an như sau:

    1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

    - Phạt cảnh cáo

    - Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

    2. Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an đang thi hành công vụ có quyền:

    - Phạt cảnh cáo

    -  Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

    3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

    - Phạt cảnh cáo

    - Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

    - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền

    4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:

    - Phạt cảnh cáo

    - Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

    -  Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền

    Ngoài ra, những người cũng có thẩm quyền trong việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm giao thông quy định tại Điều này là Giám đốc Công an cấp tỉnhCục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

    Như vậy, cấp bậc thấp nhất có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạm tạm giữ phương tiện là Trường Công an cấp xã (tức trưởng công an phường) và Trưởng đồn Công an.

    Nếu người dân bị áp dụng hình thức xử phạt này, nên yêu cầu người xử phạt xuất trình giấy tờ về cấp bậc, chức vụ để chắc chắn mình không bị xử phạt sai quy định.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 09/12/2020 10:13:06 CH
     
    1649 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận