Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #615143 12/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19064
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 408 lần


    Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

    Việc kết hôn giữa những người trong cùng gia đình luôn là đề tài gây tranh cãi. Vậy luật pháp có cho phép con ruột và con nuôi kết hôn với nhau không? 

    (1) Các hành vi bị cấm trong hôn nhân là gì?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây bị cấm trong quan hệ hôn nhân:

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

    - Yêu sách của cải trong kết hôn

    - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn

    - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính

    - Bạo lực gia đình

    - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    Như vậy, các hành vi trên là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân vợ chồng. Trong đó, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.

    (2) Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

    Theo quy định trên, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện.

    Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm có:

    - Cha mẹ là đời thứ nhất

    - Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai

    - Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba

    Căn cứ vào những quy định đã nêu trên thì pháp luật hiện hành không cấm việc con ruột và con nuôi kết hôn với nhau.

    Do đó, nếu cả 2 người đáp ứng được các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vẫn sẽ được kết hôn với nhau như bình thường.

    Tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi kết hôn, người Việt Nam còn xem xét, cân nhắc đến các yếu tố như truyền thống gia đình, phong tục tập quán, đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng,...

    Cho nên, dù pháp luật không cấm thì việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi cũng rất ít xảy ra trên thực tế.

    (3) Vì sao con ruột và con nuôi không nên kết hôn với nhau?

    Về góc độ pháp luật, mặc dù không có quy định pháp luật cụ thể cấm con ruột và con nuôi kết hôn, nhưng mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật bảo vệ. Việc kết hôn giữa hai người này có thể gây ra những tranh chấp về quyền lợi, tài sản trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy có thể dẫn đến những xung đột lợi ích, ảnh hưởng đến sự hòa thuận của gia đình.

    Về mặt đạo đức và xã hội, đa số các nền văn hóa đều có những quan niệm truyền thống về hôn nhân, trong đó việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi là điều bị cấm kỵ.

    Ngoài ra, việc lớn lên cùng nhau trong một gia đình, con ruột và con nuôi đã hình thành những mối quan hệ đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của họ nếu tiến tới hôn nhân.

    Tóm lại, mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể cấm việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi, nhưng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo hạnh phúc và sự ổn định cho gia đình, việc tránh kết hôn giữa những người có mối quan hệ đặc biệt như vậy là điều nên làm.

     
    229 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #615233   14/08/2024

    ngocphuoc3674
    ngocphuoc3674

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/08/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Con ruột và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

    Cho phép mình bổ sung thêm một góc nhìn về việc kết hôn giữa con ruột và con nuôi.  Ngày trước, việc nhận con nuôi xảy ra ít và không phổ biến như hiện nay cũng như quan niệm đạo đức gia đình, xã hội,... khác bây giờ. nên tình huống kết hôn giữa con nuôi và con ruột chưa xảy ra. ( hoặc hiếm xảy ra, điều này thuộc về thông tin eo hẹp mà mình biết). Nhưng hiện nay, khác xa rồi, việc nhận con nuội trở thành điều bình thường trong các gia đình VN, các mẫu khai sinh đều giống nhau về hình thức lẫn nội dung, vậy nên, sẽ rất khó xử khi con ruột và con nuôi kết hôn với nhau... ví dụ : khách mời sẽ đọc trên thiệp mời các dòng chữ như thế nào ? cha, mẹ bên nhà trai, cha, mẹ bên nhà gái...và khách mời đương nhiên là bà con, bạn bè, thân bằng quyến thuộc đều thuộc lòng mối quan hệ " Sui gia mà không phải Sui gia" này... rồi còn việc đăng ký kết hôn,...vậy nên, mặc dù hiện nay pháp luật CHƯA CẤM việc kết hôn này, nhưng với những vấn đề tế nhị mà bạn phân tích ở trên, cũng như theo thiển ý của mình, thì khi sửa đổi, bổ sung luât HNGĐ, các nhà làm luật nên cân nhắc đến việc có nên đưa thêm Điều, Khoản nghiêm cấm việc kết hôn giữa con nuôi và con ruột vào phần nội dung. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocphuoc3674 vì bài viết hữu ích
    motchutmoingay24 (15/08/2024)