Con bất hiếu, muốn từ con thì phải làm thủ tục gì?

Chủ đề   RSS   
  • #560097 09/10/2020

    AryaStark
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2019
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 2970
    Cảm ơn: 1099
    Được cảm ơn 161 lần


    Con bất hiếu, muốn từ con thì phải làm thủ tục gì?

    Người quen của Arya hỏi:

    "Tôi có 3 con trai và 1 con gái, chồng chết, 3 con trai tôi đều đi làm xa, con gái lấy chồng ở gần, có 2 con nhỏ. Tôi sống 1 mình, mở 1 cửa hàng buôn bán nhỏ. Hôm qua con gái tôi đến nhà chửi bới, đặt điều vu khống tôi và nguyền rủa tôi chết vì không cho tiền gia đình nó. Tôi muốn từ nó, không liên quan gì đến nó nữa thì phải làm những thủ tục gì? Xin các luật sư chỉ dẫn giúp.

    Tôi xin cám ơn trước rất nhiều."

    Có gì đẹp trên đời hơn thế

    Người với người sống để yêu nhau. (Tố Hữu)

     
    1491 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AryaStark vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577976   14/12/2021

    Con bất hiếu, muốn từ con thì phải làm thủ tục gì?

    Chào bạn, theo quan điểm cá nhân mình thì vấn đề này được quy định như sau: 

    Căn cứ Điều 69 và Điều 71 Luật hôn nhân gia định 2014 quy định: 

    Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ bao gồm: 

    - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

     Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

    - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Theo đó, pháp luật mới chỉ công nhận quyền được chấm dứt quan hệ cha mẹ và con nuôi trong trường hợp con nuôi có hành vi sau: nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Việc bố mẹ ruột là  không được quyền yêu cầu từ con. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579623   25/01/2022

    Pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào cho phép cha mẹ được chấm dứt quan hệ cha mẹ với con đẻ. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con... Hơn nữa, xét về mặt đạo đức, mối quan hệ cha mẹ con được hình thành trên cơ sở huyết thống, ruột thịt. Do vậy, dù con trai ông đã có những hành xử không đúng, vi phạm chuẩn mực đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật nhưng ông vẫn không được yêu cầu tòa án hay bất cứ cơ quan nhà nước nào giải quyết cho việc "cắt đứt quan hệ cha con".
     
    Báo quản trị |  
  • #583377   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Con bất hiếu, muốn từ con thì phải làm thủ tục gì?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có bất cứ quy định nào cho phép được từ mặt con đẻ của mình. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn cảm thấy con bạn bất hiếu...thì bạn có thể không để lại di sản cho con trong di chúc do mình để lại (đây là biện pháp không khuyến khích). Tuy nhiên xét cho cùng, con vẫn là con bạn, bạn phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc theo như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và truyền thống văn hóa Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #583686   30/04/2022

    Con bất hiếu, muốn từ con thì phải làm thủ tục gì?

    Chào bạn, thật sự lấy làm tiếc về trường hợp của bạn, hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc cha mẹ từ con hay con từ cha mẹ. Do đó việc bạn muốn từ con theo góc độ pháp luật thì không thực hiện được. Tuy nhiên sau này bạn không muốn con liên quan đến tài sản của mình thì có thể lập di chúc. Ngoài ra hành vi của con bạn còn có thể bị xử phạt hành chính như sau:

    Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

     
    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
     
    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
     
    a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
     
    b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
     
    c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
     
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
     
    b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
     
    Báo quản trị |