Có trường hợp nào không được xóa án tích không?

Chủ đề   RSS   
  • #533371 23/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Có trường hợp nào không được xóa án tích không?

    Theo quy định tại Bộ luật Hình sự quy định thì "Người bị kết án" được hiểu là người bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, Người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành hình phạt theo quyết định của bản án kết án đối với mình.

    "Xóa án tích" là việc một người phạm tội sau khi đã chấp hành xong các hình phạt, quyết định khác của bản án mà Tòa án đã tuyên, sau một khoản thời gian luật định thì sẽ được xóa án tích.

    Từ hai khái niệm trên cho thấy nếu người bị kết án có ý thức hối lỗi, ăn năn về hành vi vi phạm do mình gây ra, chấp hành nghiêm chỉnh hình phạt thì sau khi hoàn thành hình phạt và thời gian thử thách không có hành vi phạm tội thì được xem xét cho xóa án tích, tạo điều kiện cho người phạm tội quay lại với cuộc sống bình thường. Vậy, liệu có trường hợp nào người vi phạm không được xóa án tích không? các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    Chi tiết quy định về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích bạn tham khảo tại đây;

    Các trường hợp xóa án tích theo quyết định của tòa án được quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì các tội sẽ không được đương nhiên xóa án tích gồm các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI như sau:

    Chương III về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 108 - Điều 121): 

    1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

    2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân 

    3. Tội gián điệp 

    4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ 

    5. Tội bạo loạn

    6. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

    7. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    8. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

    9. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

    10. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    11. Tội phá rối an ninh

    12. Tội chống phá cơ sở giam giữ

    3. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

    14. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

    Chương XXVI về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Điều 421 - Điều 425)

    15. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược

    16. Tội chống loài người

    17. Tội phạm chiến tranh

    18. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê

    19. Tội làm lính đánh thuê

    Vậy từ những tội trên đây Tòa án sẽ xem xét quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện dưới đây như sau:

    Thứ nhất: Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    +  01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    +  03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    +  05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    +  07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

    Thứ hai: Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn từ 5 đến 15 năm thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

    Theo đó, Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.

    Tóm lại, từ các quy định nêu trên thì người phạm tội muốn được xóa án tích cần tuân thủ các quy định về điều kiện được xóa án tích như: đã hoàn thành xong hình phạt và không có hành vi phạm tội trong thời gian thử thách theo quy định nếu không thỏa mãn điều kiện trên người phạm tội sau khi hoàn thành hình phạt tiếp tục tái phạm hoặc có hành vi phạm tội khác thì sẽ không được xem xét xóa án tích theo quy định.

    Xem thêm:

    >>> Quy định về xóa án tích?

    >>> Hướng dẫn về việc xóa án tích đương nhiên

    >>> Thủ tục xóa án tích theo quy định hiện hành

    Cập nhật bởi Limma ngày 23/11/2019 09:26:47 SA
     
    2040 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận