Có thể báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #580189 30/01/2022

    Có thể báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh hay không?

    Việc chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

    - Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

    - Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

    - Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

    Để xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ thì chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu theo quy định tại Điều 60 Luật chăn nuôi 2018 như sau:

    - Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;

    - Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

    Như vậy, các hộ gia đình khi chăn nuôi lợn thì phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

    Trường hợp, hộ gia đình không tuân thủ các yêu cầu về chăn nuôi mà gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

    Theo đó, cá nhân có hành vi nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm quy định trên còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Như vậy, nhà hàng xóm nuôi gà gây ô nhiễm môi trường là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Do đó, có thể khiếu nại việc này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn để yêu cầu xử lý.

     
    202 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn macduyvan1999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580213   31/01/2022

    Có thể báo chính quyền khi hàng xóm chăn nuôi gây mất vệ sinh hay không?

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn, ngoài ra theo ý kiến của mình thì việc đảm bảo chăn nuôi còn cần đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
    "Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
    3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
    4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.
    5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
    6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
    7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường."
    Và hành vi gây ô nhiễm khi chăn nuôi của hàng xóm còn có thể sẽ xử phạt hành chính theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP nếu mức độ gây ô nhiễm là đủ lớn dựa trên một số quy định tại khoản 1 Điều 15, Điều 16 như:
    "Điều 15. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường
    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
    ...
    Điều 16. Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường
    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi làm phát tán hóa chất, hơi dung môi hữu cơ trong khu sản xuất hoặc khu dân cư gây mùi đặc trưng của hóa chất, hơi dung môi hữu cơ đó; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
    ..."
     
    Báo quản trị |