Có tên trong hồ sơ Panama: Trốn thuế hay tránh thuế?

Chủ đề   RSS   
  • #424616 14/05/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Có tên trong hồ sơ Panama: Trốn thuế hay tránh thuế?

    Trong khi khái niệm “trốn thuế” đã quá quen thuộc thì khái niệm “tránh thuế” còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nó chỉ mới xuất hiện từ khoảng năm 1994, khi các công ty luật và kiểm toán nước ngoài bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam.

    Sau vụ bê bối Panama Papers liên quan đến 189 cá nhân, tổ chức Việt Nam khi họ thành lập các công ty ở nước ngoài (offshore shell companies), câu hỏi về ranh giới giữa “trốn thuế” và “tránh thuế” lại càng trở nên quan trọng trong việc xem xét liệu ai trong số 189 cá nhân, tổ chức đó có hành vi “phạm pháp”, và ai đang vận dụng hiểu biết pháp luật của mình để mang lại hiệu quả kinh doanh một cách hoàn toàn hợp pháp?

     

    Bảng so sánh sơ bộ giữa “trốn thuế” và “tránh thuế”

     

    Trốn thuế

    Tránh thuế

    Nhận diện

    Là hành vi của các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật về thuế là giảm số thuế phải nộp, hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm

    Là khai thác hợp pháp các cơ chế thuế để giảm lượng thuế phải nộp bằng các phương tiện trong khuôn khổ pháp luật và khai báo các thông tin trọng yếu cho cơ quan thuế

    Hậu quả pháp lý

    Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Vì là hành vi hợp pháp nên tránh thuế không chịu bất kỳ chế tài nào.

    Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật.

     

    Ví dụ về tránh thuế:

    Ngày 22.12.2009, có nêu một vụ tránh thuế khá hay. Đó là trường hợp lách luật tránh thuế hợp pháp của Google (Mỹ) ở Anh. Theo đó, doanh thu từ quảng cáo tại Anh của hãng này trong năm 2008 đạt 1,6 tỉ bảng Anh. Đáng lẽ, Google phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 450 triệu bảng, nhưng thực tế Công ty không đóng thuế này mà chỉ đóng một số loại thuế khác với một khoản khiêm tốn là 141.519 bảng. Đó là do Google lách luật thành công qua việc chọn đặt trụ sở chính cho văn phòng châu Âu của họ ở Dublin, Ireland thay vì ở Anh. Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động quảng cáo tại Anh được đưa về Ireland để chịu thuế với mức khá thấp (từ 12,8-15%). Trong khi đó, ở Anh, mức này lên tới 28-30%.

    Ở trường hợp này, cơ quan thuế của Anh không thể làm gì được do những gì Google làm là tránh thuế hợp pháp chứ không phải trốn thuế. Và vì Google không làm sai luật của Anh, nên cơ quan thuế không thể áp dụng biện pháp chế tài.

     

    Một số cách tránh thuế thường được áp dụng tai Việt Nam

     

    Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể là

    (i) đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

    (ii) chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ (phương thức đường thẳng; theo số dư giảm dần có điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm);

    (iii) đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế;

    (iv) doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí hợp lý).

     

    Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu, có thể là nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam (Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN) để được hưởng mức thuế suất thấp.

     

    Trong lĩnh vực thuế nhà thầu, có thể là

    (i) chọn giữa việc đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế trên doanh thu thực nhận và chi phí thực tế phát sinh) hay không đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế theo phương thức khoán trên doanh thu theo hợp đồng);

    (ii) ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ, trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp.

    Trong trường hợp hồ sơ Panama, các công ty thường dùng phương thức thành lập công ty vỏ bọc ở các nước có mức thuế thấp, pháp luật thuế lỏng lẻo (thường gọi là tax haven) để gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Việc này trên lý thuyết là hoàn toàn hợp pháp. 

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 14/05/2016 02:42:54 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    5741 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424617   14/05/2016

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Nói chung nhiều doanh nghiệp có người chống lưng nên cũng chả hề hấn gì đâu. Đưa thì cứ đưa chung chung thế thôi chứ còn làm gì dám phanh phui ai :))

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |