Cơ sở pháp lý cho việc đòi vỉa hè của Quận 1, TP HCM

Chủ đề   RSS   
  • #449076 09/03/2017

    tuankietlawbt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ sở pháp lý cho việc đòi vỉa hè của Quận 1, TP HCM

    Để xem xét việc đòi vỉa hè có hợp pháp không, khi căn cứ các cơ sở pháp lý cần làm rõ các vấn đề: chế tài đối với hành vi vi phạm, thẩm quyền và thủ tục.

    Chế tài của hành vi vi phạm:

    Khoản 9 Điều 12 Nghị định 46/2016 quy định: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải đỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Như vậy, các hành vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 9 Điều 12 Nghị Định 46/2016, do vậy việc xử lí vi phạm hành chính của ông Hải là có cơ sở pháp lý.

    Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính:

    Căn cứ khoản 2 Điều 71 Nghị Định 46/2016 quy định:

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ và e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

    Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật xử lí vi phạm hành chính: “1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; …của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”.

    Như vậy, Chủ tịch quận 1 có thể ủy quyền thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho cấp phó. Ta có thể hiểu rằng ông Đoàn Ngọc Hải đã được Chủ tịch UBND Quận 1 ủy quyền này khi giải quyết vấn đề vỉa hè.

    Thủ tục xử lí:

    Có một số ý kiến cho rằng việc đòi vỉa hè bằng biện pháp mạnh là “không đúng quy trình” của Luật xử lí vi phạm hành chính, cần phải cho người dân có thông báo và cho thời gian để người dân tự giác tháo dở. Vậy việc ông Hải xử lý các công trình lấn chiếm vỉa hè như vậy có đúng quy định của pháp luật không?

    Căn cứ khoản 5 Điều 85 Luật xử lí vi phạm hành chính: Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.

    Do trường hợp đòi lại vỉa hè là trường hợp cần khắc phục gây hậu quả để “bảo vệ môi trường”, “đảm bảo giao thông” nên có thể tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả ngay mà không cần theo các bước thủ tục thông thường của xử lý vi phạm hành chính.

    Kết Luận

    Như vậy ta có thể thấy việc xử lí các công trình lấn chiếm vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 là đúng pháp luật, cần được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân để nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, góp phần giảm ùn tắc giao thông, thực hiện văn minh đô thị.

     
    2984 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận