Cơ sở nào cho nhân chứng ngồi phòng riêng?

Chủ đề   RSS   
  • #459148 28/06/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Cơ sở nào cho nhân chứng ngồi phòng riêng?

    Vừa qua, trong phiên tòa xét xử Trương Hồ Phương Nga chiều 27/6/2017, người làm chứng Nguyễn Mai Phương đã có mặt tại tòa nhưng theo yêu cầu được Hội đồng xét xử cho ngồi phòng riêng.

    Cơ sở pháp lý nào để Tòa căn cứ cho phép thực hiện việc này?

    Theo Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự, tại Khoản 3 Điều 6 về các biện pháp bảo vệ có quy định:

    Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó”.

    Việc Hội đồng xét xử cho nhân chứng Nguyễn Mai Phương ngồi phòng riêng là để tránh việc bị báo chí ghi hình, gây ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc hội đồng xét xử đồng ý với yêu cầu của bà Nguyễn Mai Phương trong trường hợp này là không cần thiết bởi e ngại lời khai được phát từ phòng riêng có thực sự khách quan, có sự chấp bút trước không, khi trả lời có bị ai tác động không?

    Ý kiến của bạn thế nào?

     
    7352 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #468605   24/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    thực ra thì việc bà Nguyễn Mai Phương ngồi phòng kín để đưa ra lời khai còn không đảm bảo được tính khách quan. Ngoài hội đồng xét xử và cơ quan có thẩm quyền thì bị cáo, luật sư bị cáo và các người có quyền và nghĩa vụ liên quan không thể biết được đó có phải là bà Mai Phương không, quá trình đưa ra lời khai có khách quan không. Đồng thời, bà Mai Phương cũng là một nhân chứng quan trọng của vụ án nên cần sáng tỏ để đối chất với những người liên quan thì đúng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #481927   12/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Trong trường hợp cần thiết, tòa có thể cho phép nhân chứng trình bày tại phòng cách ly, vừa để đảm bảo an toàn vừa tránh bị chi phối bởi các lời khai khác.

    Các luật sư làm nhiệm vụ bảo vệ thân chủ luôn sử dụng những biện pháp tốt nhất, đặt những câu hỏi nhằm xác định sự thật có lợi cho thân chủ nhất. Việc đặt câu hỏi có thể khiến nhân chứng bị áp lực tâm lý. Do đó tòa có thể cân nhắc để nhân chứng ngồi phòng cách ly.

    Bà Mai Phương - người làm chứng có quyền yêu cầu tòa có biện pháp bảo vệ mình khi ra tòa trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ án. Đối với yêu cầu được ngồi trong phòng kín thực hiện thẩm vấn, đối chất bằng âm thanh qua micro, theo tôi, tòa không thể chấp nhận.

    Khi nhân chứng trả lời các câu hỏi, tòa có thể cách ly các bị cáo để nhân chứng trả lời Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, việc thẩm tra lý lịch nhân chứng, cam kết khai báo trung thực, thực hiện việc đối chất, trả lời phải được công khai tại tòa.Nhân chứng Mai Phương không thể làm người giấu mặt. Tòa phải làm thủ tục công khai, nhân chứng trả lời công khai những gì mình biết liên quan đến vụ án.

     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #501095   30/08/2018

    Theo quy định tại khoản 3 điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa...Song song với quyền đó là nghĩa vụ của nhân chứng phải khai báo trung thực, đầy đủ.

    Do đó khi thực hiện việc làm chứng thì người làm chứng phải khai trung thực và được sự bảo vệ của pháp luật. trường hợp người làm chứng đưa thông tin sai sự thật vẫn có chế tài đối với hành vi này.

     

     

     
    Báo quản trị |