Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?

Chủ đề   RSS   
  • #605771 28/09/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?

    Hiện nay thời đại công nghệ phát triển kéo theo đó là hàng loạt những công nghệ về làm phim cũng phát triển theo. Từ đó những bộ phim được sản xuất ra phục vụ công chúng cũng ngày càng nhiều hơn. Vậy thì Nhà nước ta đã có quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim?

     

    Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện nay?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Điện ảnh 2022 như sau:

    - Quyền của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:

    + Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

    + Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;

    + Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.

    - Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:

    + Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;

    + Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;

    + Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;

    + Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;

    + Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, có thể thấy rằng cơ sở điện ảnh sản xuất phim có những quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định trên của pháp luật. Các cơ sở sản xuất phim này phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ quyền cũng như nghĩa vụ của mình theo quy định đã nêu.

    Cơ sở điện ảnh sản xuất phim sẽ có nhà sản xuất phim, đạo diễn, quay phim vậy thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh 2022 như sau:

    - Quyền của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim bao gồm:

    + Sáng tạo nghệ thuật trong khuôn khổ của pháp luật;

    + Hưởng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

    + Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến hoạt động điện ảnh.

    - Nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim bao gồm:

    + Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Thực hiện hợp đồng với cơ sở điện ảnh sản xuất phim trên cơ sở thỏa thuận và không trái quy định của pháp luật;

    + Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

    Như vậy, có thể thấy rằng trong hoạt động của cơ sở sản xuất phim thì sẽ có những cá nhân như nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim cho nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng sẽ được quy định riêng theo pháp luật.

    Nếu là cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Điện ảnh 2022 như sau:

    Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải sử dụng dịch vụ sản xuất phim do cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp.

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    + Có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ sản xuất phim với cơ sở điện ảnh Việt Nam;

    + Các phim sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này;

    + Trường hợp sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

    - Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:

    + Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

    + Kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bằng tiếng Việt;

    + Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

    + Văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

    - Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:

    + Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam hoặc cơ sở điện ảnh Việt Nam cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    + Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trường hợp kịch bản phải sửa nội dung do vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kịch bản đã sửa nội dung hoặc hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép.

    - Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này sau khi đã được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc cơ sở điện ảnh Việt Nam phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này; trừ trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều 13 Luật Điện ảnh 2022 thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện cấp Giấy phép.

    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thu hồi Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:

    + Vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 trong quá trình sản xuất phim:

    + Thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo;

    + Không thực hiện đúng nội dung Giấy phép.

    Như vậy, nếu là cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện như:

    + Có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ sản xuất phim với cơ sở điện ảnh Việt Nam;

    + Các phim sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh

    + Trường hợp sử dụng dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam.

    Theo đó, nếu cá nhân là người nước ngoài thì phải đảm bảo các điều kiện nêu trên để có thể sản xuất phim điện ảnh tại Việt Nam

    Như vậy, có thể thấy mỗi đối tượng sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong việc sản xuất phim điện ảnh. Ngoài ra, cần phải thỏa mãn điều kiện theo luật định mới có thể thực hiện hoạt động sản xuất phim điện ảnh.

     
     
    294 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận