Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

Chủ đề   RSS   
  • #513599 13/02/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

    Cơ quan nào - chứng thực giấy tờ gì: Tất tần tật tại đây

    Phục vụ học tập, nghiên cứu đặc biệt là nhu cầu thực tế hàng ngày hôm nay mình sẽ tổng hợp các loại giấy tờ nào sẽ được chứng thực ở đâu. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn?

    Cơ quan

    Giấy tờ chứng thực thuộc thẩm quyền

    Người thực hiện

    Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) 

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

    - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

    - Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

    - Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

    - Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

     

    Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

     Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)

    a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

    b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

    c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

    d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

    đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

    e) Chứng thực di chúc;

    g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

    h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

     

    ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

     Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác

    được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc:

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

    - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

    - Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

     

    Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

     Phòng công chứng, Văn phòng công chứng

    - Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận

    - Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

    Công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng

    Chú ý:

    -  Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại các nội dung trên không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

    - Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

    Căn cứ: Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    Xem thêm:

    1. Công chứng, chứng thực: những điều có thể bạn chưa biết 

    2. Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng 

     
    34084 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #515506   19/03/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #515664   24/03/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


     

    Hiện nay, có rất nhiều người còn nhầm lẫn 2 khái niệm "công chứng" và "chứng thực". Mình xin giải thích cụ thể 2 trường hợp trên như sau:

    + Công chứng: là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014).

    + Chứng thực: là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực, cũng có thể là chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

     

     

    Cập nhật bởi sunshine19 ngày 25/03/2019 09:05:33 SA Gắn link vb
     
    Báo quản trị |  
  • #519817   31/05/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Hiện nay có rất nhiều người dân nhầm lẫn giữa hoạt động công chứng, chứng thực. Nhiều người cho rằng đây là hoạt động giống nhau. Tuy nhiên về mặt bản chất hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau. Bài viết của chủ thớt rất hữu ích giúp nhiều người hiểu được về hoạt động công chứng và chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #520279   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo như AD thì: Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản; Di chúc; Văn bản khai nhận di sản thừa kế; Hợp đồng liên quan đến giao dịch đất đai..... thì Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng không có thẩm quyền chứng thực .

    Nhưng theo mình thấy, hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì thực tiễn hiện nay, hầu hết mọi người đều đến VPCC để thực hiện. Rất ít khi đến UBND xã, trừ những nơi xa xôi chưa có VPCC. Vì đơn giản, để được UBND xã chứng thực thì rất nhiêu khê.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520724   14/06/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Bài viết làm rõ được thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ của từng cơ quan. Sẽ lưu vào để khi cần thiết có thể tra nhanh nhằm thực hiện chính xác và nhanh nhất.

    Cám ơn chủ bài về bài viết hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #528375   15/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Công chứng với chứng thực rất dễ gây nhầm lẫn. Bảng thống kê bổ ích mà bạn mang lại này nên được phổ biến rộng rãi đến người dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #529424   29/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình thấy rất nhiều người nhầm lẫn công chứng với chứng thực đặc biệt các vùng nông thôn người dân thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Cách dễ hiểu nhất đó là chứng thực là chứng nhận bản sao y bản chính, còn công chứng là xác định giá trị pháp lý của hợp đồng giấy tờ đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #534018   30/11/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chứng thực Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản hình như mình thấy các văn phòng công chứng hiện nay cũng có chứng thực chữ ký mà nhỉ

     

    Cập nhật bởi thuychichu ngày 30/11/2019 05:53:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #534059   30/11/2019

    Mình xin chia sẻ thêm, hiện nay, việc công chứng, chứng thực giấy tờ liên quan đến bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được chuyển giao cho các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng mà các cơ quan thuộc Ủy ban xã, phường, thị trấn không còn chức năng công chứng giấy tờ này nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #536340   31/12/2019

    Mình xin được có ý kiến về chứng thực giấy tờ  là chỉ cần nhớ là giấy tờ tiếng việt thì công chứng cấp xã hoặc cấp huyện đều được, còn công chứng giấy tờ tiếnh anh, tiếng nước ngoài thì cần phải đến ủy ban nhân dân cấp huyện mới công chứng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #537457   17/01/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Bài viết thực sự rất hữu ích.  Thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn  giữa công chứng và chứng thực, hoặc giữa một giao dich nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc nên lựa chọn chứng thực hay công chứng. Ví dụ, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người dân có thể lựa chọn chứng thực chữ ký tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc có thể thực hiện công chứng tại các phòng, văn phòng công chứng. Cả hai hình thức này đều đúng quy định của pháp luật tuy nhiên để đảm bảo tính pháp  lý chắc chắn cho cả nội dung của hợp đồng, công dân nên lựa chọn công chứng để công chứng viên kiểm tra được cả tính chính xác về các điều luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538538   08/02/2020

    Đây là thông tin rất bổ ích, giúp cho mọi người có thể biết được tất cả những giấy tờ cũng như các cơ quan để thực hiện việc đi chứng thực giấy tờ một cách đúng nhất, tránh gây mất thời gian cho người đi chứng thực cũng như cơ quan thi hành

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bongbong01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/02/2020)
  • #551742   14/07/2020

    Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính thì văn phòng công chứng có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính do đó bạn có thể đến trực tiếp văn phòng công chứng gần nhất để chứng thực chứng minh thư nhân dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #551795   15/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì đã đưa ra bài viết rất hữu ích. Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hoạt động công chứng, chứng thực bởi họ cho rằng đây là hoạt động giống nhau. Tuy nhiên về mặt bản chất hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau. Hi vọng bài viết này sẽ giúp nhiều người hiểu được về hoạt động công chứng và chứng thực.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551883   15/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của bạn. Bài viết đã phân biệt rõ công chứng và chứng thực. Nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về hai hoạt động này đồng thời cho mọi người

    có thể biết được những giấy tờ cũng như các cơ quan để thực hiện việc chứng thực các giấy tờ cho công viêc của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552018   17/07/2020

    Hiện nay, việc phân định công chứng, chứng thực liệu có cần thiết khi việc chứng thực giấy tờ bản sao là đúng với bản chính cũng thực hiện tại văn phòng công chứng, việc phân định này rất có ý nghĩa với những người nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật. Đối với người dân thì đâu làm nhanh gọn không phải chờ đợi thì đến đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552120   18/07/2020

    Bài viết này đã giúp người đọc phân biệt rõ hai lĩnh vực công chứng và chứng thực trước đây mọi người luôn nhầm lẫn.

    Nói một cách dễ hiểu hoạt động công chứng chỉ có công chứng viên mới thực hiện được và công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các loại văn bản được công chứng. Còn chứng thực thì không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #556361   30/08/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn đã chi tiết về các cơ quan tiến hành các thủ tục chứng thực giấy tờ. Thực tế có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc chứng các giấy tờ vì họ đi đến không đúng các cơ quan gây mất rất nhiều thời gian trong xử lý công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #557319   06/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn  giữa công chứng và chứng thực, hoặc giữa một giao dich nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc nên lựa chọn chứng thực hay công chứng. Khi xác lập hợp đồng người dân có thể lựa chọn chứng thực chữ ký tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc có thể thực hiện công chứng tại các phòng, văn phòng công chứng. Cả hai hình thức này đều đúng quy định của pháp luật tuy nhiên để đảm bảo tính pháp  lý chắc chắn cho cả nội dung của hợp đồng, công dân nên lựa chọn công chứng để công chứng viên kiểm tra được cả tính chính xác về các điều luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559002   28/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Khi đi làm các thủ tục hành chính, không ít người bắt gặp các trường hợp lúc thì yêu cầu sao y, lúc thì yêu cầu công chứng, lúc thì bảo đi chứng thực. Nhiều người lần đầu thực hiện cũng không biết phân biết các loại sao y, chứng thực, công chứng là như thế nào đâu. Cảm ơn vì bài viết của bạn, rất hữu ích.

     
    Báo quản trị |