Có phải trả hết nợ mới được ly hôn ?

Chủ đề   RSS   
  • #475287 19/11/2017

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Có phải trả hết nợ mới được ly hôn ?

    Câu hỏi : Tôi với chồng tôi đã đàm phán và đưa ra quyết định sẽ cùng nhau ký vào đơn ly hôn. Nhưng cách đây vài ngày, tôi phát hiện chồng tôi có vay của bạn bè hơn 500 triệu đồng để làm ăn. Vậy xin hỏi luật sư chúng tôi có được ly hôn khi chưa trả hết nợ không? Và số nợ này tôi hoàn toàn không biết. Cảm ơn luật sư.

    Luật sư trả lời :  

    Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau :

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.

    Như vậy, vợ chồng bạn có nghĩa vụ như nhau đối với khoản nợ trên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đây là giao dịch do một mình chồng bạn thực hiện, chồng bạn vay một khoản tiền để làm ăn mà không hề bàn bạc với bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”. Do vậy, bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới với chồng về khoản nợ này nếu giao dịch mà chồng bạn đã thực hiện nhằm đáp ứng một trong các nghĩa vụ nói trên.

    Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

    - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

    - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 60 Luật này quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn: “Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác”.

    Tóm lại, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bạn đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn trừ trường hợp vợ chồng bạn và người thứ ba có thỏa thuận khác. Do đó, nếu giao dịch vay tài sản mà chồng bạn thực hiện nhằm đáp ứng một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, bạn và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ này.

    Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn :

    - Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

    - Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

     
    11337 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #475475   21/11/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Tòa án sẽ đánh giá từng chứng cớ, sự can dự giữa các chứng cớ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ để đưa ra phán quyết bằng một bản án về bổn phận trả nợ chung của vợ chồng, hay bổn phận trả nợ riêng của vợ. Trường hợp cần thiết, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra đề nghị độc lập để bảo về quyền lợi quyền của họ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pukachi_kw vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (22/11/2017)
  • #489646   15/04/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    1.    Thật ra nhập ngũ cũng tốt mà. Thứ nhất thân thể cường tráng, sức khỏe dồi dào, không lo bệnh tật, người lúc nào cũng tràn đầy năng lượng. Thứ hai tinh thần kỷ luật cao, sống có trách nhiệm và yêu thương mọi người hơn. Thứ ba, ý chí mạnh mẽ, không sợ gian khổ, xông xáo dám nghĩ dám làm. Một thanh niên mới ra trường thì làm sao có được những điều kể trên. Đừng lo hai năm gian khổ phấn đấu, bỏ công vun trồng sẽ có lúc bạn thu được quả ngọt thôi.

    Bạn cứ viết đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo nộp cho Tòa Án. Vấn đề nợ chung bạn nên thỏa thuận với chồng trước là chồng sẽ không yêu cầu Tòa án giải quyết khoản nợ đó. Nếu chồng bạn không đồng ý thì trong đơn gửi TA có phần viết nợ chung bạn không muốn trả nợ cho chồng thì bạn ghi "không yêu cầu Tòa án giải quyết". Trường hợp chồng bạn có yêu cầu chia khoản nợ thì chồng bạn sẽ phải chứng minh khoản nợ đó do cả 2 vợ chồng gây ra.

    Theo quy định là như vậy nhưng trong thực tế khi ra tòa mà có xảy ra tranh chấp về nợ chung thì tòa cũng phải hoãn tới hoãn lui nhiều lần không giải quyết xong. Bởi vì nhiều thẩm phán không chỉ căn cứ vào giấy nợ chỉ có chữ ký của một mình chồng bạn mà kết luận là nợ riêng, mà họ của căn cứ vào nhu cầu sử dụng số tiền này có vì gia đình hay không. Lúc đó thì vụ án sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên trường hợp xấu nhất thì bạn vẫn được cho phép ly hôn nhưng đồng thời vẫn phải gánh nợ chung với chồng. Vì theo quy định thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới với bên thứ ba ngay cả sau ly hôn.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #489893   18/04/2018

    luatsuphamkyduong
    luatsuphamkyduong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2013
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 11 lần


    Nếu việc chông bạn vay để làm ăn riêng mà không phải phục vụ cho mục đích chung hoặc sinh hoạt gia đình thì bạn không có nghĩa vụ phải trả và bạn vẫn có quyền ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #496485   10/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Có phải trả hết nợ mới được ly hôn?

    Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.

    Như vậy, vợ chồng phải cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ chung nêu trên. Tuy nhiên,nếu trong trường hợp đây là giao dịch do một mình chồng thực hiện, chồng tự vay một khoản tiền để làm ăn và không hề bàn bạc với vợ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”. Do vậy, vợ sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới với chồng về khoản nợ này nếu giao dịch mà chồng bạn đã thực hiện nhằm đáp ứng một trong các nghĩa vụ nói trên.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 60 Luật này quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn: “Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác”.

    Tóm lại, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. Do đó, nếu giao dịch vay tài sản mà chồng thực hiện nhằm đáp ứng một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, vợ và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ này.

     
    Báo quản trị |  
  • #497900   26/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bạn đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn trừ trường hợp vợ chồng bạn và người thứ ba có thỏa thuận khác. Do đó, nếu giao dịch vay tài sản mà chồng bạn thực hiện nhằm đáp ứng một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, bạn và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ này

     
    Báo quản trị |