Có phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #447457 22/02/2017

    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Có phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân?

    Luật doanh nghiệp 2014 thừa nhận khá nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, có phải bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân, chúng ta sẽ cùng xem xét từng loại hình cụ thể.

    Trước khi đi vào xác định đâu là loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân, phải xác định được những điều kiện để được coi là một pháp nhân. Cụ thể theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: (1) Được thành lập hợp pháp theo quy định của BLDS hay pháp luật có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được quy định tại Điều 83 BLDS 2015; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4)  Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Chỉ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện này, tổ chức mới được xem là có tư cách pháp nhân.

    - Đối với loại hình là Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên): Luật doanh nghiệp 2014 quy định công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, chính vì thế có sự tách biệt rõ rệt giữa tài sản của công ty với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và công ty sẽ tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó của mình.

    Đối với Công ty TNHH một thành viên, cũng chỉ có một chủ sở hữu như doanh nghiệp tư nhân nhưng lại chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn của công ty (không giống như Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn) nên từ đó, cũng tạo nên sự khác biệt về tư cách pháp nhân. Đồng thời, mọi hoạt động của Công ty TNHH đều phải được tách bạch với chủ sở hữu, công ty TNHH sẽ có người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện một số hoạt động nhân danh công ty.

    - Đối với loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần: Theo khoản 2 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công ty cổ phần được thành lập có tài sản độc lập đối với các cá nhân, tổ chức khác. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, hoàn toàn không “dính líu” đến tài sản riêng của cá nhân mình. Đồng thời, Công ty cổ phần cũng nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty.

    - Về loại hình công ty hợp danh: Theo khoản 2 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Ở công ty hợp danh bao gồm 2 tư cách thành viên: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Dù thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn như vậy tuy nhiên chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh (đã chuyển quyền sở hữu cho công ty) mới được sử dụng đến nên xét ở một phần nào đó, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với thành viên hợp danh của công ty đó. Chính vì thế, pháp luật vẫn thừa nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh.

    - Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn khác biệt với tất cả các loại hình trên, doanh nghiệp tư nhân không được pháp luật thừa nhận là có tư cách pháp nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiếu theo điều kiện thứ (3) được trình bày ở trên, doanh nghiệp tư nhân đã không đáp ứng được.

    Đồng thời, khi tham gia vào các quan hệ tố tụng, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là nguyên đơn, hoặc bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chứ không phải là nhân dan doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy mà điều kiện (4), doanh nghiệp tư nhân cũng không thể đáp ứng được.

     
    72665 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    yenquay94 (05/10/2017) minhcuong1704 (22/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447469   22/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Theo như mình hiểu ý của bạn thì có thể xem DNTN có tư cách như một cá nhân phải không?

    Cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (22/02/2017)
  • #447477   22/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


     

    minhcuong1704 viết:

     

    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Theo như mình hiểu ý của bạn thì có thể xem DNTN có tư cách như một cá nhân phải không?

    Cảm ơn

     

     

     

    Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Tuy nhiên, DNTN là 1 loại hình doanh nghiệp, được coi như một tổ chức (không có tư cách pháp nhân) chứ không phải là tư cách cá nhân bạn nhé. Vì theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Chúc bạn thành công. ^^

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (22/02/2017)
  • #447568   22/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    duongthuy2210 viết:

     

    minhcuong1704 viết:

     

    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Theo như mình hiểu ý của bạn thì có thể xem DNTN có tư cách như một cá nhân phải không?

    Cảm ơn

     

     

     

    Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Tuy nhiên, DNTN là 1 loại hình doanh nghiệp, được coi như một tổ chức (không có tư cách pháp nhân) chứ không phải là tư cách cá nhân bạn nhé. Vì theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Chúc bạn thành công. ^^

    Cám ơn bạn đã chia sẻ, kẻo mình lại hiểu nhầm. DNTN là một loại hình doanh nghiệp, mình hiểu rồi ^^

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (22/02/2017)
  • #502817   22/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu theo bộ luật dân sự 2005 thì đúng là DNTN không phải là pháp nhân, nhưng Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 thì DNTN là pháp nhân, cụ thể là pháp nhân thương mại (điều 75). Khái niệm pháp nhân thương mại đã được mở rộng rất nhiều. Các bạn có thể tìm hiểu thêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #502823   22/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn @Le_Bui chắc nên đọc lại BLDS 2015. Muốn là pháp nhân thương mại thì trước hết phải là pháp nhân. Mà theo điều 74 thì DNTN không đủ điều kiện cần thiết của 1 pháp nhân.

    Điều 75. Pháp nhân thương mại

    1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

    2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

    3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #502980   24/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dĩ nhiên là mình mình đã đọc điều 74 và biết nó không đủ điều kiện là PN, mình học luật 2005 nên mình biết là phải đủ điều kiện là pháp nhân mới được là PNTM và DNTN không phải là pháp nhân.

    Nhưng mình có đọc trong tài liệu hướng dẫn luật sư theo BLDS 2015(của 1 hãng luật uy tín và được sử dụng làm tham khảo cho học viên học ở Học viện tư pháp)  về chủ thể giao kết hợp đồng thì nó đã  viết là DNTN là PNTM theo luật mới và khái niệm PNTM đã mở rộng ra rất nhiều so với luật 2005, đồng thời phân tích mâu thuẫn. Không phải khi bạn đọc điều 75 khoản 2 thì bảo gồm doanh nghiệp  mà DNTN là doanh nghiệp?. Nên mình mới nói là phải tìm hiểu thêm, đó là chưa kể bắt chéo qua luật hình sự, nếu DNTN không phải pháp nhân thương mại thì là lỗ hổng lớn trong xử lý.

    Nói tóm lại là phải tìm hiểu lại, cũng nên nhớ luật Việt Nam hay có trường hợp ngoại lệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #502992   24/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    "tài liệu hướng dẫn luật sư theo BLDS 2015(của 1 hãng luật uy tín và được sử dụng làm tham khảo cho học viên học ở Học viện tư pháp)" thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không có giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #503053   25/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dĩ nhiên mình biết nó không có giá trị pháp lý, mình chỉ nói để các bạn biết mà tìm hiểu thêm lỡ như có ngoại lệ hay cập nhật mới chứ đừng quá rập khuôn là cái gì trước đúng là sau này mãi đúng, còn cái khung chung là pháp nhân mới là pháp nhân thương mại thì chắc chắn đúng với nhiều trường hợp rồi.

    Bản chất pháp luật là ý chí gia cấp thống trị, họ muốn cho nó được là nó được chứ không phải  họ đưa ra định nghĩa là họ bị bó buộc hoàn toàn trong định nghĩa đâu, hơn nữa trong điều kiện nhà nước muốn thúc đầy các loại hình kinh tế và bắt chéo với những ngành luật khác,  nên tùy mỗi người phải tự kiểm tra lại và bản thân mình cũng đang phải kiểm tra lại nó qua việc hỏi các luật sư này nọ chứ mình không cung cấp dịch vụ pháp lý để đi tranh cãi đúng sai với người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #503058   25/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Những lý lẽ/dẫn chứng/giải thích của bạn đều không sai, nhưng nó không giúp gì cho khẳng định ở bài bên trên rằng "Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 thì DNTN là pháp nhân,"

     
    Báo quản trị |  
  • #503067   25/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người đưa ra thông tin miễn phí, việc các bạn phải tìm hiểu lại, làm hay không là chuyện của các bạn. MÌnh không cung cấp dịch vụ pháp lý để chịu trách nhiêm đúng sai, và những lý lẽ/dẫn chứng/giải thích của mình  không phải để cãi là mình đúng mà là để  lưu ý các bạn phải tìm hiểu kỹ lại khi có nhiều văn bản liên quan mới ra.

    Bạn nào đã tìm hiểu lại, hỏi các luật sư, luật gia này nọ và cho kết quả cho các bạn khác cùng biết thì mình rất biết ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503098   25/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tuy bạn đưa thông tin miễn phí thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói (hay nói cụ thể hơn là lời bạn viết ra).

    Tuy bạn đưa thông tin miễn phí thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói (hay nói cụ thể hơn là lời bạn viết ra).

    Le_Bui viết:

    Nếu theo bộ luật dân sự 2005 thì đúng là DNTN không phải là pháp nhân, nhưng Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 thì DNTN là pháp nhân, cụ thể là pháp nhân thương mại (điều 75). Khái niệm pháp nhân thương mại đã được mở rộng rất nhiều. Các bạn có thể tìm hiểu thêm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503139   25/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Tại Khoản 1 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

    Điều 185. Quản lý doanh nghiệp

    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định này thì có thể thấy, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp và các quyết định này sẽ đem lại lợi ích cho chủ doanh nghịp hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân lại chỉ có một người làm chủ và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình nên có thể thấy, dù chủ doanh nghiệp dựa trên tư cách ào thì ns vẫn mang lại lợi nhận cho chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy nó không thể tách bạch được tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nên nó ko đủ điều kiện để trở thành pháp nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #503140   25/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thôi bạn, bạn tìm ra đâu quy định mình phải chịu trách nhiệm mình nói ra trong trường hợp này, mình không cung cấp dịch vụ pháp lý mình cũng không xúc phạm ai nha bạn, bạn nói vậy thì cũng kiểm tra lại luật rồi hãy nói. 

    7/10 người học luật thì đều có tính y chang bạn,máu đã lên là không xác định được đâu là phiên tòa đâu là chỗ học hành đời thường, không cần biết người khác tế nhị nhường mình chưa, đụng chỗ nào cũng ráng cố sống cố chết bới lông tìm vết giành thắng cho bằng được. Ok bạn thắng, giữ lấy mà xài.

    Mà chiều giờ mình tự tìm ra được luôn đáp án rồi. Mình chỉ muốn tranh cãi với những người có tinh thần win - win. Stop here!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503144   25/09/2018

    Le_Bui
    Le_Bui

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cái này thì mình biết mà, chỉ là vì Điều 1 BLDS 2015 chỉ có cá nhân và pháp nhân, nên phân vân không biết được xếp vô loại nào khi mà không hoàn toàn đúng ở cá nhân hay pháp nhân. Nên có  tài liệu nói là pháp nhân thương mại nên thấy cần phải tìm hiểu lại.

    Thật ra là bị gom vô Điều 101 BLDS 2015 và  Thông tư số 32/2016/TT-NHNN cũng bắt chuyển tài khoản của DNTN sang tài khoản cá nhân luôn rồi.

     

     
    Báo quản trị |