Trong giao thông đường bộ “chở cố”, “chở quá số người quy định” vẫn là hiện tượng thường gặp. Vậy hành vi này sẽ bị phạt như thế nào đối với từng loại phương tiện?
Chở quá số người quy định - Ảnh minh họa
>>>Xem thêm Vi phạm các lỗi sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông
Đối với xe ô tô, tương tự xe ô tô:
Điều này thường không hiếm thấy trên nhiều tuyến đường. Tình trạng xe khách tấp dọc đường để bắt thêm khách sau khi đã bán hết vé ở bến xe dường như diễn ra theo thường lệ. Các hành khách này sẽ được nằm hoặc ngồi (tùy loại phương tiện) ở rãnh giữa các dãy ghế, dãy giường. Hành vi này là vi phạm luật giao thông đường bộ. Cụ thể sẽ bị xử phạt như sau:
1
|
Ô tô chở hành khách
ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người
(chạy tuyến có cự ly nhỏ hơn 300km)
(trừ xe bus)
|
- Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ
- Chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ
- Chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ
- Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ
|
400.000 đồng - 600.000 đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 40 triệu đồng (Khoản 2 Điều 23)
|
2
|
Ô tô chở hành khách
ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người
(chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km)
(trừ xe bus)
|
1.000.000 – 2.000.000 đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 40 triệu đồng (Khoản 4 Điều 23)
|
Ngoài ra, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người trên buồng lái quá số lượng quy định (Điểm c Khoản 2 Điều 5).
Đồng thời:
- Chở người vượt trên 50% - 100% số người quy định được phép chở bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng
- Vượt trên 100% số người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng (Điểm a Khoản 8 Điều 23).
Nếu xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá (Điểm a Khoản 9 Điều 23).
Đối với chủ xe ô tô chở hành khách ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người chở quá số người quy định:
TT
|
Cự ly chở khách
|
Mức phạt
|
Chủ xe là cá nhân
|
Chủ xe là tổ chức
|
1
|
Dưới 300km
(Khoản 3 Điều 30).
|
400.000 đồng - 600.000 đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 40 triệu đồng
|
800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 80 triệu đồng
|
2
|
Trên 300km
(Khoản 6 Điều 30).
|
1.000.000 – 2.000.000 đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 40.000.000 triệu đồng
|
2.000.000 – 4.000.000 đồng/mỗi người vượt quá
Phạt tối đa 80.000.000 triệu đồng
|
Ngoài ra tội chở quá số người quy định cũng áp dụng đối với đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
Hiện tượng này chúng ta hay thấy tại các bến xe các bác tài xe ôm thường chở thêm 1 đến 2 người để đáp ứng nhu cầu đi 1 chuyến của khách nhóm 2 hoặc 3 người. Nếu bị cảnh sát giao thông dừng xe có thể bị phạt như sau:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 (Điểm l Khoản 2 Điều 6).
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm c Khoản 10).
Người điều khiển xe chở theo từ 03 người trở lên trên xe:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với (Điểm b Khoản 3 Điều 6).
+ Ngoài ra bị tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6).
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm c Khoản 10).
Căn cứ pháp lý Nghị Định 100/2019/NĐ-CP
An toàn giao thông là vấn đề cần được quan tâm, ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông cũng cần phải được cải thiện.
Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 19/09/2020 12:03:31 CH