Có nhiều hơn 1 thẻ BHYT: Cộng dồn thời gian tham gia như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560768 21/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Có nhiều hơn 1 thẻ BHYT: Cộng dồn thời gian tham gia như thế nào?

    Cộng dồn thời gian tham gia BHYT khi có 2 thẻ BHYT

    Cộng dồn thời gian tham gia BHYT khi có 2 thẻ BHYT - Ảnh minh họa

    Thực tế cho thấy có những cá nhân thuộc nhiều đối tượng cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong trường hợp có nhiều thẻ như trên, tính thời gian cộng dồn để hưởng chế độ tham gia bảo hiểm 5 năm liên tiếp như thế nào? Bài viết giải quyết vấn đề qua 2 bước.

    Bước 1: Giải quyết trường hợp một người có nhiều hơn 1 thẻ bảo hiểm y tế

    Thứ nhất, cần xác định chế độ BHYT của người có nhiều thẻ BHYT theo thẻ có quyền lợi nhiều nhất.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014:

    “2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”

    Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 22 Luật trên, hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.”

    Tức người nào thuộc nhiều hơn 1 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ đóng BHYT theo đối tượng có thứ tự đầu tiên được xác định theo Điều 12, và hưởng mức theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

    Thứ hai, theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì “Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.” tức các trường hợp có nhiều hơn 1 thẻ BHYT thì phải làm thủ tục để cấp 1 thẻ duy nhất, cụ thể tại Mục 2 Công văn 4996/BHXH-CSYT quy định:

    “Trường hợp người tham gia đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau, cơ quan BHXH rà soát, đối chiếu dữ liệu đang quản lý với các trường hợp có tên trong hồ sơ đổi mức hưởng, danh sách đối tượng đổi thẻ mới, nếu thẻ cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng chưa đúng quy định mới, thì đổi thẻ theo mức hưởng cao nhất được áp dụng từ ngày 01/12/2018”

    Như vậy, theo quy định này, để được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất bạn phải làm thủ tục thay đổi mã quyền lợi BHYT với các giấy tờ sau (căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…/THE và Mục I Phụ lục 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH):

    - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)

    - Thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị

    - Giấy tờ chứng minh hưởng quyền lợi cao hơn: Sổ hộ khẩu; hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi có đối tượng cư trú.

    Bước 2: Xác định cộng nối thời gian theo thẻ được cấp mới

    Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

    “5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.”

    Như vậy thời gian cộng nối để tính 05 năm liên tục tham gia BHYT là thời gian ghi trên thẻ được cấp trước, trong trường hợp có nhiều hơn 1 thẻ BHYT, còn quyền lợi trong thời gian có nhiều hơn 1 thẻ BHYT tính theo thẻ có quyền lợi nhiều hơn.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 21/10/2020 02:40:27 CH
     
    612 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận