Có nên xem án lệ là nguồn của pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #447047 20/02/2017

    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Có nên xem án lệ là nguồn của pháp luật không?

    Án lệ lần đầu tiên công nhận tại Việt Nam và trở thành nguồn chính thức của pháp luật dân sự (nguồn bổ sung).

    Trong Dự thảo mà chính phủ trình Quốc Hội xin ý kiến vào năm 2014 thì “án lệ” vẫn chưa được bổ sung. Mãi cho đến khi đại diện Trung Tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) xây dựng một Dự Thảo về hợp đồng trình Bộ Tư Pháp và Văn phòng Chính Phủ, thì có nhóm tác giả đề xuất bổ sung thêm “án lệ” vào quy định.

    Sau đó, Dự thảo mà Chính Phủ trình Quốc Hội năm 2015 để thông qua đã bổ sung án lệ và được thông qua. Ngày nay khoản 2 Điều 6 BLDS 2015 quy định : “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.

    Như vậy án lệ đã trở thành nguồn chính của pháp luật dân sự và đây là sự tiến bộ. Với hướng này khi có khiếm khuyết quy định, chúng ta sẽ tạo ra án lệ (trên cơ sở lẽ công bằng) và áp dụng án lệ nên không cần thiết phải sửa đổi BLDS. Điều đó có nghĩa là BLDS 2015 sẽ trường tồn lâu hơn nhờ khai thác án lệ, điều mà BLDS 1995BLDS 2005 chưa làm được.

    Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng vẫn còn quá sớm để tiến tới chính thức thừa nhận án lệ là một nguồn của pháp luật. Vì án lệ vẫn không phải là một văn bản quy phạm pháp luật và trong tương lai có lẽ vấn tiếp tục không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

    Theo ý kiến của tác giả này thì việc án lệ có phải là nguồn của pháp luật hay không chỉ là vấn đề có tính chất lý thuyết và quy ước không có nhiều ý nghĩa trên thực tế. Đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thừa nhận án lệ như một nguồn giải thích. Nhưng trong trường hợp này, việc sử dụng án lệ để giải thích và áp dụng pháp luật cũng không có sự khác biệt so với sử dụng Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC (là một loại văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các hướng dẫn chung cho tòa án trong việc xét xử một số loại vụ việc và tòa án cấp dưới buộc phải tuân thủ các hướng dẫn này) để giải thích và áp dụng pháp luật.

    Vậy với hai luồng quan điểm trên thì bạn theo hướng nào?

    Cập nhật bởi HuynhVanLam610 ngày 20/02/2017 09:07:48 SA
     
    11857 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447369   21/02/2017

    Theo mình,xem án lệ như một nguồn của pháp luật là hết sức hợp lý... bởi lẽ trong xã hội phát triển như hiện nay, những quy định trong pháp luật không thể dự liệu được tất cả các tình huống có thể xảy ra, án lệ sẽ góp phần rất lớn vào việc giải quyết các vấn đề này

     
    Báo quản trị |