Có nên hay không công nhận trách nhiệm hình sự của Pháp nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #422190 21/04/2016

    HieuLam14694

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Có nên hay không công nhận trách nhiệm hình sự của Pháp nhân?

    Gần đây, Bộ luật Hình sự 2015 đã chính thức công nhận trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại (được quy định ở các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245 và 246 của BLHS năm 2015). Dù đã được công nhận chính thức, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Thực tế, nhiều Đại biểu Quốc hội lúc duyệt bản dự thảo Bộ luật Hình sự 2015 vẫn cho rằng chưa nên truy cứu hình sự với pháp nhân vì nhiều nguyên do.

    Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:  Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”

    Có ý kiến không ủng hộ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vì cho rằng thông 4 thường lỗi trong LHS về cơ bản chỉ có ở cá nhân người phạm tội, Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn băn khoăn: “Có nên đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân hay không vì suy cho cùng, trách nhiệm hình sự là cá thể hoá”. Phó Viện trưởng lưu ý phải thận trọng nếu không “đặt ra nhiều khi là hình thức”. Mặt khác, nhiều quan điểm cho rằng hình phạt tử hình, tù, cải tạo không giam giữ không thể áp dụng được đối với pháp nhân. Hơn nữa, Pháp nhân do con người lập ra và hoạt động của nó chỉ có thể được thực hiện thông qua con người cụ thể, cho nên pháp nhân không thể và không bao giờ có lỗi, vì nó chỉ là một thực thể trừu tượng không có nhận thức và lý trí. Chỉ có các cá nhân cụ thể mà thông qua nó pháp nhân hoạt động mới có thể có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội. Nếu có ý kiến cho rằng chế tài hành chính, dân sự tỏ ra bất lực yếu kém và không đủ sức răn đe thì cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hành chính, dân sự, không thể vì lý do này mà quy định bổ sung trách nhiệm hình sự đối với Pháp nhân trong Bộ Luật hình sự.

    Tuy nhiên, nếu không áp dụng trách nhiệm hình sự đối với Pháp nhân, rất nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra.  Nhiều cá nhân sẽ “núp” sau  cái bóng của pháp nhân để phạm tội (vì dù sao cũng chỉ bị xử phạt hành chính). việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân phạm tội còn thể hiện nguyên tắc công bằng và bình đẳng, nguyên tắc mọi hành vi phạm tội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật hình sự được củng cố. “sự gắn kết chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức xã hội đòi hỏi chủ thể phạm tội phải chịu trừng phạt. Khả năng phạm tội phải gắn liền với khả năng phải chịu hình phạt hình sự giữa tội phạm với chế tài hình sự và sự cần thiết áp dụng hình phạt với pháp nhân phạm tội có mối quan hệ logíc”1 .  Thực tế cho thấy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được công nhận ở nhiều nước theo truyền thống Common Law , châu Âu lục địa, và một số nước Châu Á, một số nước trước đó còn kịch liệt phản đối việc chấp nhận trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thì bây giờ  đã chấp nhận nó và điều chỉnh về mặt lập pháp vấn đề này.

    Thiết nghĩ với phương châm “phải xây dựng Bộ luật mới có tuổi thọ lâu dài”, vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vẫn nên được đưa vào Bộ luật hình sự 2015. Bên cạnh đó, cần phải đi kèm với các đề án, các phương pháp giải quyết bất cập đang tồn tại về vấn đề này.

     

    1 Bài viết Một số kiến nghị về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung.

    Cập nhật bởi HieuLam14694 ngày 21/04/2016 05:06:51 CH Cập nhật bởi HieuLam14694 ngày 21/04/2016 11:39:20 SA nội dung sai
     
    4387 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422206   21/04/2016

    duongthimong
    duongthimong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 473
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Tuy pháp nhân không phải là một người, nhưng chính vì là tập thể ( nhiều người) nên càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong những sai phạm của mình, chứ không chỉ đơn thuần là cá nhân hay ng đứng đầu pháp nhân mới phải chịu TNHS.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #422315   21/04/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Đề nghị đưa vào trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Nhà nước: Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát v.v... Bọn này gây hậu quả mới là nghiêm trọng.

     
    Báo quản trị |