Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #592437 14/10/2022

    namtrungle16

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/10/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

    Thân chào!

    Mình xin đặt câu hỏi sau:

    Hiện mình có thằng bạn đang ở ngoài phan thiết, nó nhờ mình vay dùm nó với số tiền là 1tr5 vnđ và hứa sẽ trả trong vòng 10 ngày. Nhưng đến giờ vẫn chưa thấy trả và cố kéo dài thời gian 1 tháng và vẫn chưa chịu trả. Trường hợp này tôi nên xử lý thế nào, có cần phải nộp đơn tố cáo không. Mình mong có phản hồi sớm.

    Xin chân thành cảm ơn

     
    872 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn namtrungle16 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592540   18/10/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

    Trả lời:
     
    ...
    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
     
    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
     
    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
     
    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".
     
    Như vậy, việc trả nợ sẽ tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên, việc xác định lãi căn cứ vào hợp đồng, tin nhắn vay,..
     
    Khi cho vay tiền mà không có giấy tờ gì cả và không đòi được nợ thì bạn có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án, để khởi kiện theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền như: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; lời khai của đương sự;...
     
    Có thể thấy, trong trường hợp trên có dấu hiệu tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên hành vi không đủ yếu tố cấu thành tội phạm để làm đơn tố cáo nên bạn sẽ có quyền khởi kiện đòi lại tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự, đơn khởi kiện vụ án dân sự được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn cư trú.
     
    Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, nên thỏa thuận để đôi bên dễ dàng hơn, tránh tốn công sức, thời gian và chi phí khởi kiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #592829   27/10/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

    Mình xin trả lời như sau:
     
    Căn cứ quy định tại Điều 280 BLDS 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
     
    Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
     
    1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
     
    2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 175 BLHS 2015 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
     
    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
     
    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
     
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    a) Có tổ chức;
     
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
     
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
     
    e) Tái phạm nguy hiểm.
     
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
     
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
     
    b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
     
    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
     
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    Do đó, trường hợp đến hạn đã thỏa thuận mà bạn của bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bạn hoàn toàn có thể trình báo cơ quan công an hoặc gửi đơn yêu cầu khởi tố người bạn này tới Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an điều tra cấp huyện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2022)
  • #593300   31/10/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

    Thực ra, nếu xét về hành vi có thể thực hiện việc tố cáo đến cơ quan công an có thẩm. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều vụ việc hành vi tương tự nhưng không bi truy tố một phần là do giá trị không cao, mặc dù đối với hành vi lạm dụng chiếm đoạt chưa tới 04 triệu vẫn bị khởi tố nhưng rất hiếm, hàng ngàn vụ lừa đảo số tiền gấp nhiều lần mà vẫn không bị truy tố. Do đó, vấn đề tố cáo lên công an là quyền của bạn nhưng vấn đề thụ lý hay không thì chưa thể khẳng định được.
     
    Tuy nhiên, trong trường hợp nếu có thực hiện việc tố cáo thì theo mình bạn nên gửi đơn tới 02 cơ quan thay vì 01 cơ quan đó là công an cấp huyện và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, bên cạnh đó cần chuẩn bị những chứng cứ xác thực để thực hiện việc tố giác. Mặt khác, vấn đề tố giác bạn có thể cân nhắc vì khi thực hiện công việc này thì tất nhiên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đối với họ, nên với mối quan hệ bạn bè vay mượn bạn có thể đưa ra những lời khuyên hoặc liên hệ trước để biết thông tin. Đối chiếu với hình phạt nêu trên bạn có thể tham khảo quy định dưới đây.
     
    Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:
    (1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

    (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    - Có tổ chức;
     
    - Có tính chất chuyên nghiệp;
     
    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
     
    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
     
    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
     
    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
     
    - Tái phạm nguy hiểm.
     
    (3) Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
     
    (4) Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
     
    (5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 20 năm tù.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2022)
  • #593412   31/10/2022

    Có nên gửi đơn tố cáo khi bị quỵt nợ hay không?

    Thiếu nợ không trả là trường hợp khá phổ biến. Đây là việc đến kỳ hạn trả nợ nhưng không trả vì không đủ khả năng chi trả hay có điều kiện trả nhưng không trả với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tùy thuộc vào tính chất và giá trị khoản vay mà việc thiếu nợ hay trốn tránh trách nhiệm trả nợ khi đến hạn có đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

    "Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    ...

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    ..."
     

     

    Cập nhật bởi Thanhngoc209 ngày 31/10/2022 10:01:07 CH
     
    Báo quản trị |