Theo Công an TP.HCM, trong quá trình mở rộng điều tra “Đại án đăng kiểm” tính đến thời điểm hiện nay, đã ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam với 318 bị can có liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm với 11 tội danh khác nhau. Trong đó, bao gồm cả những “Cò” đăng kiểm và những nhân viên, lãnh đạo của Trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ.
(1) Đăng kiểm là gì? Bao lâu thì phải thực hiện đăng kiểm một lần?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định thì Đăng kiểm hay Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.
Xe cơ giới phải thực hiện đăng kiểm định kỳ theo quy định tại Phụ lục XI Thông tư 08/2023/TT-BGTVT như sau:
TT
|
Loại phương tiện
|
Chu kỳ (tháng)
|
Chu kỳ đầu
|
Chu kỳ định kỳ
|
1. Ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
|
1.1
|
Thời gian sản xuất đến 07 năm
|
36
|
24
|
1.2
|
Thời gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm
|
|
12
|
1.3
|
Thời gian sản xuất trên 20 năm
|
|
06
|
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải
|
2.1
|
Thời gian sản xuất đến 05 năm
|
24
|
12
|
2.2
|
Thời gian sản xuất trên 05 năm
|
|
06
|
2.3
|
Có cải tạo
|
12
|
06
|
3. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ và ô tô chở người chuyên dùng
|
3.1
|
Thời gian sản xuất đến 05 năm
|
24
|
12
|
3.2
|
Thời gian sản xuất trên 05 năm
|
|
06
|
3.3
|
Có cải tạo
|
12
|
06
|
4. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
|
4.1
|
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm
|
24
|
12
|
4.2
|
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm
|
|
06
|
4.3
|
Có cải tạo
|
12
|
06
|
5
|
Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ).
|
|
03
|
(2) “Cò” mồi đăng kiểm bị xử phạt như thế nào?
“Cò” đăng kiểm là từ dùng để gọi chung cho những trường hợp hành nghề cò mồi, móc nối, nhận tiền từ các chủ xe để hối lộ cho nhân viên hoặc các lãnh đạo của trung tâm đăng kiểm nhằm hợp thức hóa hồ sơ cải tạo, cấp giấy chứng nhận cải tạo trái quy định pháp luật. Người có hành vi cò mồi, móc nối nêu trên sẽ bị khởi tố với tội danh môi giới hối lộ theo quy định tại Điều 365 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
Mức phạt
|
Hành vi
|
Phạt tiền từ 20 đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
|
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 02 đồng đến dưới 100 triệu đồng.
- Lợi ích phi vật chất.
|
Phạt tù từ 02 đến 07 năm
|
- Có tổ chức
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
- Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng
- Phạm tội từ 02 trở lên
- Của hối lộ trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng
|
Phạt tù từ 05 đến 10 năm
|
- Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng.
|
Phạt tù từ 05 đến 10 năm
|
- Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên.
|
Phạt bổ sung
|
- Phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng.
|
Như vậy, người có hành vi cò mồi đăng kiểm, môi giới đăng ký có thể bị truy tố với tội danh môi giới hối lộ và bị xử phạt theo quy định pháp luật, trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù lên đến 10 năm và chịu hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng.
(3) Đăng kiểm viên, lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm nhận tiền từ cò mồi bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp các đăng kiểm viên hoặc lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm có hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất từ “cò” đăng kiểm hoặc từ chủ xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Mức phạt
|
Hành vi
|
Phạt tù từ 02 đến 07 năm
|
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có trị giá từ 02 đến 100 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội thuộc Mục I Chương XXIII Bộ Luật hình sự 2015.
- Lợi ích phi vật chất.
|
Phạt tù từ 07 đến 15 năm
|
- Có tổ chức
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
- Gây thiệt hại từ 01 tỷ đến dưới 03 tỷ đồng
- Phạm tội từ 02 trở lên
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước.
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
|
Phạt tù từ 15 đến 20 năm
|
- Của hối lộ có trị giá từ 500 đến dưới 01 tỷ đồng.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 03 tỷ đến dưới 05 tỷ đồng.
|
Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
|
- Của hối lộ có trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 05 tỷ đồng trở lên.
|
Phạt bổ sung
|
- Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
|
Tổng kết lại, đăng kiểm là hình thức kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó, tùy vào loại phương tiện mà chủ xe phải thực hiện đăng kiểm định kỳ. Đối với các trường hợp có hành vi cò mồi đăng kiểm hoặc nhận hối lộ để thông qua việc đăng kiểm cho xe không đạt yêu cầu sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.