Có ghét Trung Quốc cũng phải học tiếng Trung!

Chủ đề   RSS   
  • #436360 20/09/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Có ghét Trung Quốc cũng phải học tiếng Trung!

    Sau những căng thẳng tại biển Đông, sau Formosa, nhiều bạn trẻ có vẻ lưỡng lự trong việc lựa chọn có học tiếng Trung hay không. Một phần vì suy nghĩ Việt nam – Trung quốc căng thẳng nên chắc tương lai các công ty TQ khó có thể phát triển tại Việt Nam, một phần vì đụng đến lòng tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm:

    Mới đây, Thủ tướng vừa có chuyến thăm chính thức Trung quốc và hai bên đã ra thông cáo chung : Việt Nam – Trung quốc. Trong đó thể hiện, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Hai bên hợp tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực kinh tế , chính chị, văn hóa – xã hội.

    Ngoài ra, vào ngày 17/9,tại hội nghị trực tuyến triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 thì theo lộ trình, Bộ GD&ĐT cho biết đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và sẽ thí điểm dạy Tiếng Trung như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới .

    Đấy, nói các bạn sai lầm là vì hai nước hợp tác chặt chẽ như vậy thì các công ty Trung quốc vẫn phát triển bình thường. Nhiều và rất nhiều người trong tương lai sẽ sử dụng tiếng Trung vì được đưa vào thí điểm như ngoại ngữ thứ nhất cơ mà.

    Vậy nên, Các bạn khỏi phải suy nghĩ nhiều nhé, vì có ghét thì cũng phải học thôi.

     
    13349 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    AryaStark (04/04/2021) chontript@gmail.com (17/03/2021) trang_u (20/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #569034   15/03/2021

    AryaStark
    AryaStark
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2019
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 2970
    Cảm ơn: 1099
    Được cảm ơn 161 lần


     

    AryaStark viết:

     

    Arya xin được góp vài ý nhỏ cho việc học ngoại ngữ nói chung, kg riêng gì tiếng Trung.

    Có 1 câu tiếng Anh thế này: Biết thêm 1 ngôn ngữ là sống thêm 1 cuộc đời khác. ("Khowing a language is living another life"), nghĩa là chúng ta biết thêm 1 nền văn hóa, cách sống khác với quốc tịch của mình. Vì nắm vững 1 ngoại ngữ kg chỉ là học từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm mà còn phải học cả văn hóa, lịch sử, phong tục... của nước đó, cũng có nghĩa là sống như họ hoặc ít nhất là hiểu cách sống của họ. Khi học tiếng Anh, chúng ta sẽ hiểu văn hóa của họ, nhiều khi trái ngược với VN, thí dụ theo phép lịch sự Tây phương, kg được hỏi tuổi của ai, nhất là phụ nữ (trẻ nhỏ thì kg sao nhé) , hỏi người khác có gia đình chưa, lương bao nhiêu... vì đó là chuyện riêng tư, sẽ kg ngạc nhiên rằng trên 18 tuổi thì có quyền ra sống riêng, tách khỏi cha mẹ và coi chuyện để cha mẹ nuôi là xấu hổ. Nói tóm lại, học thêm được tiếng nào cũng có lợi cho mình. Nhiều người qua Mỹ nghĩ là kg cần, kg dạy con nói tiếng Việt chỉ thiệt thòi. Cháu trai gọi Arya là dì ruột, sang Mỹ từ năm 10 tuổi (sống ở Houston, Texas), năm 17 tuổi đi làm part-time job (làm bán thời gian kiếm tiền tiêu vặt, tụi nó tự lập lắm) vào làm ở nhà hàng, mấy đứa chỉ biết tiếng Anh phải bưng bê, còn nó ghi lý lịch biết tiếng Anh và Việt nên được phân công đứng chỉ đường, cần thì dắt người ta vào kẻo lạc đường. Thấy mặt VN thì nói tiếng Việt, thấy mặt nước ngoài thì nói tiếng Anh. Mấy ông bà già VN đi đám cưới người Việt, kg biết nói tiếng Anh thấy nó nói tiếng Việt mừng quá cứ níu lại nói chuyện hỏi han lung tung để được... nói tiếng Việt cho vui. 

    Nhiều người cứ nói học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Thưa các bạn, cần phân biệt thứ nhất thứ hai này. Ngôn ngữ thứ nhất của 1 người là tiếng mẹ đẻ (có người nói vui : gọi là tiếng mẹ đẻ vì từ khi mẹ đẻ ra chúng ta chỉ nghe mẹ nói chứ cha kg nói chen vào được câu nào. Chỉ là nói đùa thôi nhé.). Ngôn ngữ thứ hai là tiếng người đó nói cũng lưu loát nhưng có thể kém hơn tiếng mẹ đẻ đôi chút. Thí dụ người Hoa sống ở VN, họ nói tiếng Việt lưu loát nhưng có khi phát âm sai vài từ, ở nhà họ nói tiếng Hoa với gia đình. Ngôn ngữ thứ nhất của họ là tiếng Hoa, ngôn ngữ thứ hai của họ là tiếng Việt. Hay 1 đứa bé có cha người Anh, mẹ người Pháp, thường sẽ nói tiếng Pháp hay hơn, hoặc lưu loát cả 2, nhưng người ta hay nói tiếng mẹ đẻ là Pháp, tiếng thứ 2 là Anh. Còn khi chúng ta học 1 ngôn ngữ, kg thể dùng nó lưu loát như 2 tiếng đầu thì gọi nó là NGOẠI NGỮ. Khi 1 người Việt học tiếng Anh, nó là ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) cho đến khi nào người đó có thể dùng nó giao tiếp với người bản xứ bình thường thì mới gọi là tiếng thứ hai. Có lẽ nên nói học tiếng Anh là học ngoại ngữ thứ nhất, thêm 1 tiếng khác sẽ là ngoại ngữ thứ hai, như ngày xưa gọi học tiếng Anh là sinh ngữ 1, tiếng Pháp là sinh ngữ 2 vậy. 

    Cuối cùng, rất rất rất nhiều người cứ chê bai ở VN thầy cô dạy tiếng Anh HS học 10 năm (từ lớp 3 đến 12) vẫn kg nói được, và "dạy dỗ" GV tiếng Anh là học tiếng Anh thì phải học Nói Nghe trước, Đọc Viết sau, trường VN toàn dạy ngữ pháp, cả ĐH cũng vậy, ra trường vẫn kg nói được. Dạ, vấn đề là ở đây:

    Điều kiện đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong việc dạy và học bất kỳ ngoại ngữ nào là SỐ HỌC VIÊN CHỈ TỪ 10 ĐẾN 15 người, sau đó mới nói đến cơ sở vật chất như lớp học, giáo trình, đèn chiếu, băng đĩa…. Ở VN từ lớp 1 đến 12 sĩ số HS kg bao giờ là con số đó nên đừng nói chuyện học ngoại ngữ nào (cụ thể là tiếng Anh) tốt được. Trong các trung tâm ngoại ngữ ban đêm, họ đầu tư như vậy nên học viên nói nghe được tốt hơn học trường phổ thông.

    1 GV tiếng Anh đã từng nói trong 1 cuộc tranh luận trên báo về chuyện học tiếng Anh khi GV tiếng Anh bị chê: "Cứ cho GV chúng tôi 1 lớp SĨ SỐ 15 NGƯỜI (đúng yêu cầu quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ) , thêm cơ sở vật chất như giáo trình, giáo cụ tốt nữa, dạy chừng 6 tháng mà HS kg nói tiếng Anh giòn như lặt rau thì tôi xin bỏ nghề. Còn lớp học 50, 60 HS như VN này thì mời TS, GS người bản ngữ tới dạy cũng bó tay đó, đừng nói là GV VN dạy dở." Kg ai dám lên tiếng phản đối.

    Mong là các bạn đã hiểu tại sao việc dạy và học tiếng Anh (và các tiếng khác) ở VN lại kg bao giờ thành công. Chỉ một số ít những người có khiếu học ngoại ngữ mới có thể trong hoàn cảnh học như vậy mà vẫn tự rèn mình học giỏi để trở thành GV, chuyên gia... 

    Arya xin lỗi vì đã nói hơi dài dòng làm các bạn đọc mệt, và cám ơn các bạn đã đọc hết. :~

     

     

    Xin được nói thêm 1 chút về chuyện học ngoại ngữ.

    Nếu bạn muốn học 1 ngoại ngữ nào (dĩ nhiên là những tiếng kg dùng chữ La tinh như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Thái lan sẽ khó học hơn tiếng Anh, Pháp..., nhưng quy luật chung thì như nhau thôi), bạn cần phải có 1 trong 2 điều sau: yêu thích hoặc động cơ mạnh.

    Thông thường đã yêu thích thì người ta có khiếu, có điều kiện như gia đình có truyền thống (cha mẹ, anh chị đều giỏi) và việc học dù có khó khăn cũng sẽ kg làm người học nản chí. Trái lại họ dễ dàng tìm thấy niềm vui, hứng thú vì đó là điều mình thích mà. Những người này thường kg buông bỏ dễ dàng, cho nên chúng ta kg phải nói nhiều.

    Trường hợp thứ hai là bạn kg thích, thậm chí kg muốn nhưng vẫn phải học. Bạn cần có 1 động cơ (có thể hiểu là 1 mục đích) thật mạnh, mới dẫn tới quyết tâm học. Có những người chỉ muốn học theo phong trào, học cho vui, học theo bạn bè, chỉ vài ba ngày, vài tháng là sẽ bỏ ngay vì chán. Hãy tưởng tượng bạn kg biết bơi và bị ném xuống nước thì sao? Sẽ phải quẫy đạp, cố gắng nổi lên mà thở vì sự sống của bạn thôi. Học ngoại ngữ cũng gần như vậy. Bạn sang định cư ở Mỹ, ở Úc, nơi người ta nói tiếng Anh, muốn hay kg bạn cũng phải cố mà nghe, mà nói. Tôi từng quen 1 cô gái kết hôn với 1 Việt kiều Mỹ và sang Mỹ (New York) khi chỉ biết vài câu học thời phổ thông. Cô ấy kể; năm đầu như câm điếc, năm thứ 2 nói lõm bõm, năm thứ 3 nghe hiểu hết nhưng nói chưa tốt lắm, tới năm thứ tư cãi lộn với tụi Mỹ cũng được. Tất nhiên cô ấy có chồng giúp đỡ, có theo học lớp tiếng Anh cho người Việt, nhưng cái chính vẫn là cố gắng của bản thân.
    Tùy theo điều kiện của mỗi người, có người học nhanh, người chậm, người hay quên, người nhớ tốt, nhưng cố gắng dùng mỗi ngày thì sẽ học và sử dụng được ngoại ngữ ta muốn thôi.

    Cuối cùng, cách học 1 ngoại ngữ nào cũng như nhau thôi. Có người hỏi tôi làm sao nói tiếng Anh lưu loát, tôi nói cái gì dùng nhiều thì nhanh nhạy, sắc bén. Con dao mài nhiều thì bén, cái lưỡi người ta cũng thế, nói hoài quen miệng, nghe hoài quen tai, viết hoài, làm BT hoài (và được sửa) thì ít sai. Hay người ta còn gọi là phản xạ có điều kiện. Bạn cứ lặp lại 1 câu nói thường 5,7 lần, chắc chắn sẽ nói được trơn tru hơn lần đầu. Hơn nữa giai đoạn đầu người ta học thường để nói chuyện hàng ngày, mua bán, hỏi thăm nhau chứ đâu phải để lên diễn thuyết những vấn để đao to búa lớn như ô nhiễm môi trường hay hòa bình thế giới, đi từ từ mới đi được tới nơi xa. Chương trình học tiếng Anh của trường phổ thông VN quá sức hàn lâm (nặng nề), sĩ số thì đông, giáo trình lại sắp xếp bất hợp lý nên đa phần HS học xong quên hết, nghĩa là mất căn bản, xin đừng nói tại thầy cô hay HS nhé.

    Xin kể thêm 1 chuyện vui nho nhỏ để mong các bạn mỉm cười khi đọc xong. Tôi ấn tượng nhất khi xem 1 đoạn phim trong phim “Mùa gió chướng” (hay “Cánh đồng hoang”, tôi rất hay nhầm 2 phim đó) 2 tên lính Mỹ đóng quân ở VN nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt giọng lơ lớ, rõ ràng là đang thực tập nói tiếng Việt hăng say tới mức kg thèm nói tiếng Anh với nhau, đó là minh họa cho việc học ngoại ngữ tốt. :| Giống như 2 người VN ra nước ngoài đi công tác hay du lịch (nghĩa là ngắn ngày, kg phải định cư ở đó mà quên tiếng mẹ đẻ) gặp nhau và vui vẻ nói tiếng Anh rất sõi, chỉ hơi lơ lớ chút thôi. Thật ra đó là 2 anh chàng Mỹ lai sống ở VN, kg biết tiếng Anh và để cho đơn giản đạo diễn (hay người viết kịch bản) đã cho họ nói tiếng Việt! (Tôi có quen với người trong đoàn phim nên mới biết)

    Nói thêm, tiếng Việt là 1 trong những thứ tiếng khó học nhất thế giới, “phong ba bão táp kg bằng ngữ pháp VN” mà, vì chỉ có vài thứ tiếng chỉ cần thay đổi độ cao là nghĩa khác ngay (tức là dấu giọng: kg, sắc, hỏi, ngã, nặng của ta). Khó như vậy mà chúng ta còn học được thì chắc tiếng Anh, Pháp, Trung, Hàn gì cũng chơi được thôi mà...

    Chúc các bạn thành công trong việc học ngoại ngữ nhé. 

     

     

    Cập nhật bởi AryaStark ngày 15/03/2021 10:57:02 SA

    Có gì đẹp trên đời hơn thế

    Người với người sống để yêu nhau. (Tố Hữu)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AryaStark vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/03/2021)
  • #568870   10/03/2021

    tbkhuyen
    tbkhuyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hiện nay tiếng anh vẫn là môn bắt buộc

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tbkhuyen vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/03/2021)