Có được yêu cầu khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi người khác quỵt nợ?

Chủ đề   RSS   
  • #531249 24/10/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Có được yêu cầu khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi người khác quỵt nợ?

    Bài viết tham khảo:

    >>> So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015;

    >>> Thủ thuật tránh 1001 chiêu lừa đảo khi mua, bán nhà đất;


    Ngày nay, việc cho vay giữa bạn bè, người thân với nhau dựa trên sự tin tưởng diễn ra khá phổ biến. Thông thường, việc vay được hai bên thỏa thuận về thời hạn trả. Nếu người vay có hiện tường không trả đúng hạn đối với lần đầu hay lần thứ hai đều được chấp nhận vì sự tin tưởng lẫn nhau. Nhưng nếu có dấu hiệu đưa ta nhiều lý do nhằm trốn tránh khoản nợ, có sự lừa dối, chây ỳ thì khiến người cho vay cảm thấy hoang mang liệu người vay có quỵt nợ mình hay không?

    Sau đây là bài viết về việc có được yêu cầu khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi người khác quỵt nợ hay không? Để giúp những người đang cho vay có hướng giải quyết nếu người vay có những yếu tố quỵt nợ nêu trên. Mời các bạn tham khảo.

    1. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định chi tiết tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, được bãi bỏ một số điểm bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Theo đó, việc xác định yếu tố cấu thành tội này như sau:

    -  Xác định chủ thể: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải là đối tượng chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    - Mặt khách quan:

    + Về hành vi: Do đặc điểm riêng biệt của tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội này chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối, cụ thể:

    Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng cách:  Người phạm tội có những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. 

    Lưu ý: Không coi thủ đoạn phạm tội là một hành vi khách quan vì thủ đoạn chính là phương thức để đạt mục đích mà biểu hiện của thủ đoạn gian dối lại bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể khác mà người phạm tội thực hiện hành vi đó nhằm đánh lừa người khác.

    Ngoài ra, việc xác định thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    + Về hậu quả: là thiệt hại về tài sản, cụ thể thiệt hại là giá trị tài sản chiếm đoạt được. Theo quy định khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định từ 2.000.000đ trở lên mới cấu thành tội. Nếu dưới 2.000.000đ phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án tội chiếm đoạt tài sản, chưa xóa án tích mà tái phạm gây ảnh hướng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của gia đình bị hại,..có giá trị về mặt tinh thần đối với người bị hại thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

    Tóm lại: Hậu quả của tội này là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản là đã thỏa mãn về yếu tố hậu quả cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chứ không phải phải có thiệt hại về tài sản mới cấu thành tội.

    - Mặt chủ quan: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

    - Mặt khách thể: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định là không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đây cũng là điểm để phân biệt giữa tôi chiếm đoạt tài sản và các tội khác như cướp tài sản, bắt cóc,…

    Căn cứ những yếu tố cấu thành tội nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố sẽ xem xét có ra quyết định khởi tố hay không khởi tố người vi phạm theo yêu cầu người bị hại hoặc người tố giác.

    2. Hiểu như thế nào là "quỵt nợ"

    Việc quỵt nợ ở đây được hiểu là những hành vi thể hiện phía vay nợ đang cố tình trốn tránh, chây ỳ không chịu trả các khoản nợ như đã cam kết và thường xuyên gian dối, tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. 

    Xét về động cơ, mục đích và hành vi của phía vay nợ có thể tồn tại trong hai trường hợp:
     
    Trường hợp 1: Là khi vay người vay đưa ra những thông tin sai lệch để bạn cho vay. Sau đó, chây ỳ và tìm đủ mọi cách để quỵt nợ của bạn hoặc mất liên lạc. Theo đó, người này có yếu tố lừa đối cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài nêu trên.
     
    Do đó, nếu bạn rơi vào trường hợp này bạn có quyền gửi đơn tố giác tội phạm (Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự) cho cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
     
    Trường hợp 2: Người vay sau khi vay vẫn chủ động liên lạc với bạn để nói về khoản nợ, nhưng đưa ra những lý do cho rằng mình chưa thể trả nợ nhằm lừa dối để cố tình chây ỳ để quỵt nợ của bạn.  
     
    Lúc này bạn cần dứt khoát, cho thời hạn nhất định nếu người vay vẫn không trả nợ cho bạn. Tương tự trường hợp trên bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét khởi tố người vay về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
     
    Trình tự, thủ tục khởi tố vụ án hình sự, bạn tham khảo tại đây.

    3. Trường hợp người phạm tội là pháp nhân thì xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự về tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản thì " Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác .. thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:" Dó đó, pháp nhân không phải là chủ thể thuộc đối tượng chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

    Vì vậy, trong trường hợp này cần xác định một cá nhân cụ thể thực hiện hành vi gian dối để truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Vậy, người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản và thỏa các yếu tố cấu thành tội theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, đối tượng chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không bao gồm pháp nhân.

    Cập nhật bởi Limma ngày 24/10/2019 04:49:59 CH
     
    5230 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    TTGDLDXHQN (25/10/2019) ThanhLongLS (24/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận