Có được vào thăm người cai nghiện nếu là người yêu không?

Chủ đề   RSS   
  • #613255 25/06/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Có được vào thăm người cai nghiện nếu là người yêu không?

    Chế độ thăm gặp người thân của người cai nghiện như thế nào? Người yêu thì có được vào thăm người cai nghiện hay không? 

    Người yêu đang cai nghiện ma túy có được vào thăm không?

    Tại Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy thì nnngười cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.

    Người cai nghiện có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ hoặc chồng.

    Cơ sở cai nghiện xây dựng quy chế thăm gặp. Theo Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thành lập, giải thể; tổ chức hoạt động, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc; nội quy, quy chế; mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành quản học viên; trang phục của viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thì đối tượng được thăm, gặp người cai nghiện là thân nhân được gặp người cai nghiện gồm:

    - Ông, bà nội; ông, bà ngoại;

    - Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp;

    - Vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;

    - Anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị, em vợ (hoặc chồng);

    - Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

    Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp người cai nghiện thì Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người cai nghiện cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục, hỗ trợ phục hồi của người cai nghiện.

    Như vậy, đối với trường hợp là người yêu, không phải thân nhân nếu đề nghị gặp thì Giám đốc cơ sở cai nghiện xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người cai nghiện cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục, hỗ trợ phục hồi của người cai nghiện.

    Khi thăm gặp người thân có được sử dụng tiếng nước ngoài không?

    Theo Mẫu quy chế thăm gặp, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH thì trách nhiệm của người cai nghiện và người thăm, gặp thì thăm gặp:

    - Đối với người cai nghiện: Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phải mặc quần, áo của cơ sở cai nghiện cấp, bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy cơ sở cai nghiện và tuân theo sự hướng dẫn của các người có thẩm quyền trong việc tổ chức cho người cai nghiện gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.

    - Đối với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác: Phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy cơ sở cai nghiện, tuân theo sự hướng dẫn của người làm nhiệm vụ và những người có trách nhiệm khác. Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không được đưa vào cơ sở cai nghiện các đồ vật, chất thuộc danh mục đồ vật, chất cấm theo quy định. Nếu gửi đồ vật cho người cai nghiện thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho người cai nghiện và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.

    - Khi giao tiếp, người đến gặp người cai nghiện và người cai nghiện phải sử dụng tiếng Việt. Trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có người có thẩm quyền biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó giám sát. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được người có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

    Như vậy, khi thăm gặp người cai nghiện phải sử dụng tiếng Việt trừ trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt, thì phải qua phiên dịch hoặc có người có thẩm quyền biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó giám sát. Theo đó, nếu cả hai bên đều là công dân Việt Nam và không thuộc người dân tộc ít người thì phải sử dụng tiếng Việt.

     
    79 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận