Có được thoát nước ngang nhà hàng xóm?

Chủ đề   RSS   
  • #504097 07/10/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Có được thoát nước ngang nhà hàng xóm?

    Có được thoát nước ngang nhà hàng xóm? Câu hỏi này sẽ liên quan đến Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề. Đây là một quyền đối với bất động sản, và nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề được hiểu như sau:

    – Các bên tự thỏa thuận về việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề. Nếu các bên không có thỏa thuận thì việc thực hiền quyền này được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    + Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

    + Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

    + Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

    – Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý khi có sự thay đổi về việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với sự thay đổi đó.

                     

    Căn cứ nguyên tắc trên, điều 252 Bộ luật dân sự  2015 đã có quy định liên quan đến Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề:

    “Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

    Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại”

    Như vậy, chúng ta có quyền thoát nước ngang qua nhà hàng xóm nếu rơi vào trường hợp nêu trên, tuy nhiên cần lưu ý hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho hàng xóm khi lắp đặt đường dẫn nước nhé mọi người.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 15/10/2018 07:46:16 CH chi tiết điều luật
     
    4995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504841   15/10/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Nhiều bạn sinh viên học điều 252 BLDS 2015 có nội dung như trên đã thắc mắc: "Sao Luật qui định rành rành như vậy mà thực tế hoàn toàn khác, người ta khiếu nại quyết liệt chứ đâu ai dễ dàng cho thoát nước qua đất của họ". Thật ra do các em chưa hiểu rõ tinh thần Luật, chứ nếu hiểu rõ các em sẽ thấy điều Luật này gần như không thể áp dụng được trên thực tế (hoặc chỉ áp dụng được cho một vài trường hợp rất hiếm hoi...), bởi :

    1/- Thế nào là vị trí tự nhiên ?

    2/- Thế nào là lối cấp, thoát nước thích hợp "

    3/- Thế nào là hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước ?

    4/- "nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường" vậy xác định thiệt hại theo những tiêu chí nào ?

    Đó là những vấn đề chưa rõ ràng trong điều luật này nên không ai biết phải áp dụng làm sao! Tuy nhiên, nếu hiểu vị trí tự nhiên theo nghĩa đơn giản nhất là vị trí đó hoàn toàn không có sự tác động của con người thì các bạn đã thấy vấn đề phạm vi áp dụng điều luật này đã trở nên rất hẹp rồi đúng không ?

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #505059   17/10/2018

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Đồng quan điểm với Trantamduc.1973 bởi vì suy cho cùng, điều luật này vẫn phải tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên, nếu có tranh chấp thì để giải quyết triệt để vấn đề thì không hề dễ dàng.

    Trân trọng.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #505063   17/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Quyền bất động sản liền kề

    Luật là như vậy nhưng thực tế đôi khi khó áp dụng. Trước hết phải tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mới cần đến pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #505069   17/10/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Từ việc này mình nghĩ sau này nếu ai có mua đất thì nên xem kĩ vị trí, điều kiện tự nhiên chứ mình thấy dù luật cho phép là được quyền cho thoát nước qua bất động sản liền kề của người khác và phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, tuy nhiên luật lại còn quy định nếu gây thiệt hại phải bồi thường....Vậy điều này có nghĩa là dù bạn có hạn chế đến mức thấp nhất thiệt đi cho nữa thì bạn vẫn phải bồi thường cho chủ sở hữu của bất động sản liền kề kia (điều này hợp lý)....Và mình thấy nếu nước mà đã thoát qua bất động sản của người khác thì kiểu gì cũng thiệt hại, vậy để tránh mất tiền bồi thường thiệt hại do thoát nước thì sau này khi mua đất, mọi người nên nghiên cứu kĩ và để ý điểm này...

    Quan điểm của mình thôi.....

     
    Báo quản trị |  
  • #505076   17/10/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Nếu không hòa giải được bên bị thiệt hại có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc quận, huyện nơi trực tiếp quản lý. Ngoài ra, các hộ dân còn có thể làm đơn khởi kiện hộ gia đình ở bên ngoài về hành vi xâm phạm hạn chế quyền đối với bất động sản liền kề gửi đến Tòa án Nhân dân cấp huyện; trong đơn ghi rõ lối cấp, thoát nước qua bất động sản ở ngoài là lối cấp thoát nước duy nhất và thích hợp nhất.

    Trường hợp có thể hòa giải, thỏa thuận bồi thường với hộ gia đình có nước chảy qua, các hộ gia đình cần xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai năm 2013.

     
    Báo quản trị |