Có được thế chấp quyền sở hữu nhà ở xã hội để vay ngân hàng không?

Chủ đề   RSS   
  • #613894 10/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Có được thế chấp quyền sở hữu nhà ở xã hội để vay ngân hàng không?

    Người mua nhà ở xã hội và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có được thế chấp quyền ở hữu nhà này để vay ngân hàng không?

    Có được thế chấp quyền sở hữu nhà ở xã hội để vay ngân hàng không?

    Theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, trong đó:

    - Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; 

    - Chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, nếu nhà ở xã hội đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì sẽ được dùng thế chấp để vay ngân hàng. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các điều kiện để việc cho vay hợp pháp.

    Những điều kiện phải đáp ứng để được vay vốn ngân hàng?

    Theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

    - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

    - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

    - Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.

    - Có khả năng tài chính để trả nợ.

    Như vậy, khi vay vốn ngân hàng, nếu khách hàng đáp ứng các điều kiện trên thì ngân hàng mới được phép cho vay.

    Xem thêm: MỚI: Vay ngân hàng dưới 100 triệu không bắt buộc có phương án sử dụng vốn

    Những nhu cầu vay vốn nào ngân hàng không được phép cho vay?

    Theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

    - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

    - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

    - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

    - Để mua vàng miếng.

    - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

    - Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    + Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

    + Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

    - Để gửi tiền.

    Như vậy, khi đi vay ngân hàng thì người vay cần lưu ý rằng sẽ không được vay cho những mục đích trên và phải cung cấp nhu cầu vay vốn đúng với thực tế.

     
    152 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận