Có được thế chấp nhà ở xã hội không?

Chủ đề   RSS   
  • #613964 11/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 19514
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 423 lần


    Có được thế chấp nhà ở xã hội không?

    Bên cạnh vấn đề sở hữu, nhiều người cũng quan tâm đến việc liệu có thể thế chấp nhà ở xã hội để vay vốn kinh doanh khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hay không

    (1) Có được thế chấp nhà ở xã hội không?

    Liên quan đến vấn đề này, khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

    Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, người sở hữu nhà ở xã hội được quyền thế chấp nhà ở xã hội khi thỏa mãn được 02 điều kiện sau đây:

    - Đã sở hữu nhà ở xã hội trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua

    - Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng)

    Khi đủ 02 điều kiện trên, người sở hữu nhà ở xã hội được phép thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ngân hàng.

    (2) Một số quyền khác của người sở hữu nhà ở xã hội

    Quyền bán, cho thuê nhà ở xã hội

    Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, bên cạnh việc thế chấp, người sở hữu nhà ở xã hội đã được cấp sổ hồng có quyền bán lại hoặc cho thuê nhà ở xã hội, tuy nhiên cũng cần đáp ứng điều kiện đã sở hữu nhà ở xã hội trong tối thiểu 05 năm.

    Trường hợp bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

    Quyền bán nhà ở xã hội khi chưa ở đủ 05 năm

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán cho các đối tượng sau:

    - Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư)

    - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách)

    - Đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở 2014

    Lưu ý: 

    - Chỉ được bán với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán

    - Tiền nhận được từ việc bán nhà ở xã hội này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

    Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: "Có được thế chấp nhà ở xã hội không?". Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

     
    183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận