Có được mở vũ trường gần chùa, trường học, bệnh viện?

Chủ đề   RSS   
  • #612893 17/06/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1077)
    Số điểm: 18972
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 366 lần
    SMod

    Có được mở vũ trường gần chùa, trường học, bệnh viện?

    Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường có được mở gần trường học, bệnh viện hay chùa không? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt như thế nào? Vũ trường được mở cửa tối đa là mấy giờ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Có được mở vũ trường gần chùa, trường học, bệnh viện?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:

    - Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

    - Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ.

    - Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

    - Địa điểm kinh doanh dịch vụ vũ trường phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo (như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,...), cơ sở tín ngưỡng (như đình, đền, miếu,...), di tích lịch sử - văn hóa từ 200m trở lên.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp kinh doanh dịch vụ vũ trường thì phải cách xa chùa, nhà thờ, trường hợp,... ít nhất là 200m.

    (2) Mở vũ trường gần chùa, trường học, bệnh viện thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điểm g Khoản 6 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt cho trường hợp kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, chùa dưới 200m là bị phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng.

    Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP có nêu rõ mức phạt tiền được quy định tại Chương II và III Nghị định 38/2021/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định 38/2021/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

    Theo đó, trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ vũ trường cách chùa, bệnh viện, trường học dưới 200m thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 15 và 16 Nghị định 54/2019/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là yêu cầu tạm ngừng kinh doanh để khắc phục vi phạm. 

    Trường hợp không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu hoặc hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà chưa khắc phục được vi phạm thì có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ vũ trường.

    (3) Vũ trường được mở cửa tối đa là đến mấy giờ?

    Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan thì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường còn phải có trách nhiệm như sau: 

    - Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

    - Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi. 

    - Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật. 

    Theo đó, căn cứ theo quy định hiện hành thì cơ sở kinh doanh vũ trường chỉ được mở tối đa là tới 2 giờ sáng. Trường hợp nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm hành chính vì không tuân thủ trách nhiệm kinh doanh vũ trường.

     
    89 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận