Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

Chủ đề   RSS   
  • #595855 26/12/2022

    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì?

    Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi. Theo đó, di chúc có di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Chỉ khi không thể lập bằng văn bản thì mới sử dụng hình thức di chúc miệng.

    Di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một hoặc một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài, cụ thể gồm: Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

    Lập di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài được không?

    Theo pháp luật hiện hành, có thể thấy việc lập di chúc và chỉ định người được nhận di sản là quyền của người có tài sản. Bộ luật Dân sự 2015 cũng không cấm người Việt Nam được lập di chúc để lại tài sản của mình cho người nước ngoài. Vậy nên có thể lập di chúc cho người nước ngoài hưởng thừa kế tài sản của mình.

    Tuy nhiên, người thừa kế không được thuộc những trường hợp người không được quyền hưởng di sản căn cứ theo khoản 1 Điều 621. Trừ khi, người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

    Và mặc dù pháp luật không cấm lập di chúc cho người nước ngoài nhận thừa kế tài sản của mình, tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 quy định người nước ngoài là đối tượng không được đứng tên trên Giấy chứng nhận cấp cho tài sản là nhà đất nhưng được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản thừa kế cho người khác.

    Điều kiện di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực

    – Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc

    Căn cứ khoản 1 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

    – Đối với người để lại di sản mang quốc tịch Việt Nam thì phải đảm bảo điều kiện để di chúc có hiệu lực như sau:

    Nười lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Hình thức di chúc không trái quy định pháp luật;

    – Đối với nước nước ngoài thì phải dựa theo quy định pháp luật mà người đó mang quốc tịch.

     
    2611 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoangvy15 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595980   27/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Mình xin góp ý thêm đó là Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người Việt Nam được lập di chúc cho người nước ngoài nhận tài sản của mình theo quy định tại điều 625, Điều 626. Di chúc này có thể được lập dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc có công chứng là một trong những hình thức mà người lập di chúc có thể lựa chọn. Việc công chứng di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng có thẩm quyền.

    Thủ tục công chứng di chúc phải đảm bảo các quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 56 Luật Công chứng 2014 như sau:

    - Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu này;

    - Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc trước mặt công chứng viên. Công chứng viên ghi chép lại nội dung di chúc mà người lập đã tuyên bố;

    - Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đã được công chứng viên ghi chép lại. Người lập di chúc chỉ ký, điểm chỉ sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình;

    - Công chứng viên là người cuối cùng vào bản di chúc;

    Đặc biệt lưu ý, công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc đã lập nếu bạn không làm rõ được các vấn đề nghi ngờ sau của công chứng viên:

    - Nghi ngờ bạn bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

    - Hoặc nghi ngờ bạn bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép khi lập di chúc;

    Vậy nên, công chứng di chúc là thủ tục được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng (đây là hai tổ chức hành nghề công chứng được thành lập, hoạt động theo Luật công chứng 2014. Phòng công chứng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập dựa trên đề nghị của Sở Tư pháp, còn văn phòng công chứng được thành lập dựa trên đề nghị của các công chứng viên của văn phòng đó).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentanviet2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)
  • #595991   27/12/2022

    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Bản chất di chúc là ý chí của người lập di chúc. Đây là quyền cơ bản của con người. Vì vậy không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài  mới được để lại di chúc. Di chúc được xem là có yếu tố nước ngoài khi có một số đặc điểm sau:
    - Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
    - Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
    - Tài sản thừa kế ở nước ngoài
    Để di chúc được xem là hợp pháp thì căn cứ Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutquynhnhu@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/12/2022)
  • #596019   28/12/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 4929
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo đó, pháp luật không cấm lập di chúc cho người nước ngoài nhận thừa kế tài sản của mình. Di chúc lập cần phải đảm bảo các điều kiện đã nêu ở trên. Người được nhận tài sản thừa kế là người nước ngoài thì không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596101   28/12/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (433)
    Số điểm: 3290
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cám ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay và hữu ích nhé. Theo mình có tìm hiểu thì pháp luật Việt Nam không cấm việc người nước ngoài hưởng di chúc tại Việt Nam. Nhưng cần lưu ý là theo pháp luật về đất đai hiện hành có quy định người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, khi gia đình lập di chúc cần lưu ý đến điều này nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #596493   30/12/2022

    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Việc lập di chúc và chỉ định người được nhận di sản là quyền của người có tài sản. Bộ luật Dân sự 2015 cũng không cấm người Việt Nam được lập di chúc để lại tài sản của mình cho người nước ngoài. Vậy nên có thể lập di chúc cho người nước ngoài hưởng thừa kế tài sản của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #596499   30/12/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này.

    Qua bài viết có thể thấy, ngoại trừ hạn chế về việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người nước ngoài có thể nhận di sản thừa kế từ người chết là công dân Việt Nam để lại. Đối với phần quyền sủ dụng đất mà người nước ngoài không thể đứng tên thì người này có thể chuyển nhượng lại hoặc tặng cho người khác (là người có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

     
    Báo quản trị |  
  • #596830   02/01/2023

    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn bài viết hứu ích của bạn. Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, quy định di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng mà không giới hạn về chữ viết và ngôn ngữ. Do vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm người Việt Nam được lập di chúc bằng tiếng nước ngoài. Do đó, vẫn có thể lập di chúc bằng tiếng nước ngoài theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
     
    Tuy nhiên, nếu di chúc được công chứng, chứng thực thì phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bởi Điều 6 Luật Công chứng 2014, tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt. Người yêu cầu công chứng có thể dịch bản di chúc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực như bình thường hoặc có thêm người làm chứng.
     
    Như vậy, luật Việt Nam không cấm dùng ngoại ngữ để lập di chúc nhưng khi di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải được công chứng, chứng thực và dịch ra tiếng Việt để tránh nhầm lẫn về nội dung của di chúc.
     
    Báo quản trị |  
  • #597006   11/01/2023

    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức về thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành. Hiện nay, có nhiều trường hợp thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

    Theo quy định tại Điều 663 BLDS 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (YTNN) là một trong những quan hệ thuộc trường hợp sau:

    + Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

    + Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện; hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    + Các bên tham gia đều công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    Như vậy, di chúc có yếu tố nước ngoài có thể hiểu là một trong các trường hợp sau: Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người VN định cư ở nước ngoài; Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người VN định cư ở nước ngoài; Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/01/2023)
  • #597145   17/01/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Hiện nay, tuy pháp luật nước ta không có quy định phân biệt quyền để lại di sản cho người Việt Nam hay người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế liên quan đến bất động sản. Cụ thể:

    Tại khoản 3, 4, 5 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định:

    Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

    3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

    a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

    c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

    4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

    Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

    5. Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo quy định trên thì nên cân nhắc khi lập di chúc nếu người nước ngoài không có ý định quay về Việt Nam định cư lâu dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaann vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/01/2023)
  • #597416   27/01/2023

    Có được lập di chúc cho người nước ngoài?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, mặc dù được để lại di sản cho người nước ngoài, tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013, người nước ngoài là đối tượng không được đứng tên trên Giấy chứng nhận cấp cho tài sản là nhà đất nhưng được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản thừa kế cho người khác.

    Vì vậy, pháp luật không cấm việc lập di chúc cho người nước ngoài nhận thừa kế tài sản của mình. Di chúc được lập cần phải đảm bảo các điều kiện đã nêu ở trên. Người được nhận tài sản thừa kế là người nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.

     
    Báo quản trị |