Có được hưởng thừa kế di sản của con khi không bỏ công nuôi?

Chủ đề   RSS   
  • #528140 13/09/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Có được hưởng thừa kế di sản của con khi không bỏ công nuôi?

    Mới đây một câu chuyện được chia sẻ rằng cậu con trai trước khi mất đã lập di chúc để lại căn nhà cho cô giúp việc, hiện tại người cha đã mất, người mẹ trước đó do bị nhà chồng hắt hủi, bạo hành nên sang nước ngoài làm việc và lập gia đình mới (lúc cậu bé mới 2 tuổi).

    Rồi cậu con trai đó bị bệnh không qua khỏi. 2 năm trước khi mất, biết mình không qua khỏi, cậu đã gọi luật sư đến lập di chúc để lại căn nhà cho cô giúp việc.

    Người mẹ đang băn khoăn là có được thừa kế căn nhà đó không và làm gì để được hưởng quyền lợi?

    Về vấn đề này, mình có tìm hiểu quy định pháp luật như sau:

    Quyền định đoạt tài sản là quyền của cá nhân, vì vậy khi quyết định để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật được pháp luật dân sự bảo vệ. Tuy nhiên, có những trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

    Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    - Con chưa thành niên,

    - cha,

    - mẹ,

    - vợ,

    - chồng;

    - Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    Mức hưởng của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

    Được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

    Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 620 BLDS

    Trường hợp không được quyền hưởng di sản:

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Vì là mối quan hệ huyết thống gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế.

    Tuy nhiên để xác định trường hợp này có được hưởng quyền thừa kế hay không thì phải xem xét quy định nội hàm là có vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng và các trường hợp nêu trên.

    Căn cứ: Bộ luật Dân sự 2015

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 13/09/2019 09:17:43 SA
     
    1730 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    admin (14/09/2019) ThanhLongLS (13/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528153   13/09/2019

    Mình cho ý kiến cá nhân như sau:

    1. Người mẹ được hưởng 1 phần di sản thừa kế. Vì:

    Theo quy định của pháp luật người mẹ được hưởng 1 phần di sản thừa kế không theo pháp luật. Chỉ khi người mẹ thuộc trường hợp "Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản" thì mới bị mất quyền thừa kế. Tuy nhiên việc chứng minh là rất khó vì hiện nay chưa được quy định rõ ràng, theo mình có thể xem 1 số hành vi sau là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng: Bán con đẻ, bỏ rơi con (bỏ ngoài đường), hành hạ tra tấn, không tuân thủ nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực( phải có quyết định yêu cầu thi hành án nhưng né tránh, không thực hiện). Theo như dữ liệu nêu ra thì mình nghĩ rất khó chứng minh người mẹ đã vi phạm ( nên xem xét trong quyết định, bản án ly hôn có yêu cầu cấp dưỡng không)

    2. Người mẹ được quyền thừa kế căn nhà không?

    Nếu người mẹ chỉ được hưởng 1 phần căn nhà. Ngoài ra chúng ta phải xem xét khi người con mất thì có bao nhiêu người được hưởng thừa kế không theo di chúc. Ở đây chỉ nêu người cha đã mất, thì phải xét thêm người cha mất trước hay sau người con? Căn cứ vào các yếu tố trên mới tính được di sản thừa kế mà người mẹ được hưởng là bao nhiêu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn darkdeath666 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/09/2019)