Có được điều chuyển người lao động sang làm công việc khác luôn không?

Chủ đề   RSS   
  • #459358 30/06/2017

    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Có được điều chuyển người lao động sang làm công việc khác luôn không?

    TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ:

    Công ty mình là Công ty cổ phần có > 50% vốn Nhà nước.

    Hiện nay, Công ty đang sắp xếp lại lao động (Lý do: Vì Công ty hiện tại đang thừa lao động ở vị trí này, nhưng lại thiếu ở vị trí khác), nên chuyển một số NLĐ làm công việc khác (chuyển hẳn không phải tạm tạm). Vậy, hồ sơ cho việc sắp xếp lao động gồm những gì để đúng quy định Nhà nước? (Có phải làm Biên bản họp thống nhất với tổ chức Công đoàn Công ty không)

    - Mình đã đọc NĐ 108/2014/ND-CP về việc tinh giảm biên chế cho đơn vị Nhà nước. vậy việc áp dụng này sẽ không phù hợp với DN mình. DN mình phải áp dụng quy định nào để đúng Luật.

     
    TRẢ LỜI:
     
    Việc điều chuyển công việc của người lao động trong công ty cổ phần vốn nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị Định 108/2014/NĐ-CP mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật lao động 2012, cụ thể:

    Căn cứ Điều 30 của Bộ Luật lao động 2012 thì người lao động sẽ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết với người sử dụng lao động.

    Do đó; khi muốn điều chuyển người lao động làm công việc khác thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động:

    Như vậy, công ty chị chỉ được quyền điều chuyển công việc của người lao động khi được sự đồng ý của NLĐ. Khi đó, 2 bên chỉ cần tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này và không cần phải tiến hành họp với tổ chức công đoàn của công ty.

    Ngược lại, nếu người lao động không đồng ý việc điều chuyển này thì phía công ty có quyền điều chuyển công việc của NLĐ không có 60 ngày cộng dồn trong 1 năm theo quy định tại Điều 8 của Nghị Định 05/2015/NĐ-CP. Sau thời hạn này, nếu NLĐ không đồng ý mà phía công ty vẫn muốn điều chuyển hẳn thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc 2 bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng và tiến hành các thủ tục về chấm dứt hợp đồng theo quy định cuả pháp luật.

     
     
    12735 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (30/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459363   30/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Căn cứ tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

    "1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
     

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
     

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định".
     

    Như vậy, nếu công ty có lý do chính đáng theo đúng quy định pháp luật như trên thì được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác không đúng chuyên môn với thời gian là không quá 60 ngày làm việc. Nhưng khi chuyển người lao động làm công việc khác, công ty phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #459529   30/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Nhân tiện đây mình cũng xin đề cập đến trường hợp nếu vì lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu công nghệ mà khiến người lao động mất việc thì xử lý như thế nào. Thì điều 44 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

     

     
    Báo quản trị |