Có được chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung ĐKKD hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #498979 08/08/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Có được chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung ĐKKD hay không?

     

    Trong thực tiễn thực hiện công tác chứng thực tại các địa phương, không ít trường hợp người dân đem những giấy tờ, văn bản có nội dung đăng ký kinh doanh đến các cơ quan thực hiện chứng thực yêu cầu chứng thực chữ ký với nhiều mục đích trong đó cơ bản là dùng giấy tờ, văn bản này để tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau. Khi gặp các trường hợp này, nhiều cán bộ thực hiện chứng thực rất băn khoăn, nhiều trường hợp đã chứng thực chữ ký cho người dân.

    Vậy việc người thực hiện chứng thực chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản nêu trên trong trường hợp này là đúng hay sai?

    Qua rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng, Luật kinh doanh bất động sản, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, pháp luật về tố tụng… thì về nguyên tắc, một cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh bất cứ ngành nghề gì đều phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, trong đó xác định rõ chủ thể kinh doanh, phạm vi, hình thức, lĩnh vực hoạt động.

    Ví dụ, một cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký trong văn bản “hoạt động dịch vụ pháp lý của Luật gia” với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động pháp lý như tư vấn pháp luật, bảo vệ trước Tòa án, đại diện ngoài tố tụng, phổ biến, giáo dục pháp luật; hoặc có trường hợp  yêu cầu chứng thực chữ ký trên văn bản “kinh doanh bất động sản tại Hà Nội” là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, cơ quan thực hiện chứng thực cần từ chối yêu cầu chứng thực chữ ký của của người dân và hướng dẫn họ liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan để tiến hành các thủ tục để đăng ký hoạt động pháp lý theo quy định.


    Nếu cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chứng thực chữ ký trên các giấy tờ văn bản có nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh là không đúng theo quy định khoản 3 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

    >>> Theo quy định này thì cơ quan thực hiện chứng thực không được chứng thực chữ ký vào giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật. Việc chứng thực chữ ký trên các giấy tờ, văn bản này vô hình chung đã tạo cơ hội cho người dân tiếp tục thực hiện những việc làm sai quy định pháp luật, hoạt động kinh doanh một số ngành nghề mà không cần đáp ứng các điều kiện về hành nghề kinh doanh như chứng chỉ hành nghề cũng như không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.


    Các cơ quan thực hiện chứng thực tại địa phương lưu ý khi thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản, cần nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật chuyên ngành có liên quan, xem xét cả về mặt nội dung của văn bản cần chứng thực chữ ký để tránh tình trạng thực hiện chứng thực đối với văn bản có nội dung trái pháp luật, không tuân thủ theo pháp luật chuyên ngành.

    Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

     

     
    2592 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499051   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Việc chứng thực chữ ký chỉ bị hạn chế trong những trường hợp nhất định. Theo nội dung quy định Nghị định 23/2015 thì chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được pháp luật quy định chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký. Người thực hiện chứng thực xác nhận việc người yêu cầu chứng thực cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt mình.

    Bản chất củ việc chứng thực chữ ký là để sáng tỏ, minh bạch hơn thôi, để sau này khi xảy ra tranh chấp hoặc sự kiện pháp lý nào đó còn biết đường mà quy trách nhiệm. Còn nếu tin tưởng hoặc đã làm ăn lâu dài rồi thì việc chứng thực chữ ký theo mình là không cần thiết, tốn thời gian công sức của hai bên thôi 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhkhoayentam vì bài viết hữu ích
    Tranhoan0702 (09/08/2018)