Có được cho nhân viên lễ tân nghỉ việc khi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức?

Chủ đề   RSS   
  • #609434 15/03/2024

    Có được cho nhân viên lễ tân nghỉ việc khi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức?

    Có được cho nhân viên lễ tân nghỉ việc khi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức? Điều nhân viên làm công việc khác so với hợp đồng được không? Quy định tranh chấp lao động cá nhân? 

    1. Có được cho nhân viên lễ tân nghỉ việc khi công ty thay đổi cơ cấu tổ chức? 

    Căn cứ Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, việc thay đổi cơ cấu được quy định cụ thể như sau: 

    - Những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ bao gồm:

    + Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.

    + Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

    + Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

    - Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    - Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.

    - Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019.

    - Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Mục này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

    Như vậy, khi thay đổi cơ cấu tổ chức, trường hợp công ty không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thì được giải quyết cho người lao động thôi việc nhưng phải bảo đảm các quy định nêu trên. 

    2. Điều nhân viên làm công việc khác so với hợp đồng được không? 

    Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng được quy định cụ thể như sau: 

    - Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

    Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

    - Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

    - Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

    - Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.

    Như vậy, người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng nhưng phải bảo đảm theo các quy định nói trên. 

    3. Tranh chấp lao động cá nhân 

    Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

    Như vậy, tranh chấp lao động cá nhân được quy định cụ thể như trên.

     
    14 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận