Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm?

Chủ đề   RSS   
  • #607089 24/11/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm?

    Ai được gọi là cổ đông sáng lập? Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không? Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm? Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào?

    Ai được gọi là cổ đông sáng lập?

    Theo khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020  thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

    Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập không?

    Theo Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không nhất thiết phải có cổ động sáng lập, cụ thể là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác.

    Trong trường hợp đặc biệt này thì  Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

    Cổ đông sáng lập thoái vốn bằng cách chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm đầu được không hay phải đợi sau 3 năm?

    Nếu thoái vốn được thì phải làm thủ tục như thế nào?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

    Theo đó, nếu cổ đông sáng lập muốn rút vốn ra khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì sẽ bị giới hạn trong 3 năm đầu như sau:

    - Trong 3 năm đầu thành lập, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Tức hiện tại, cổ đông sáng lập này có thể bán cổ phần cho các cổ đông sáng lập còn lại, không cần phải đợi hết 3 năm.

    - Trong 3 năm đầu thành lập, có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nhưng phải được Đại hội đồng cổ đông đồng ý.

    Như vậy, khi cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần thì cần xác định người nhận chuyển nhượng là người nào, nếu là người khác, không phải cổ động sáng lập thì cần tiến hành tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến chấp thuận.

    Sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận rồi thì cổ đông kí kết hợp đồng chuyển nhượng và thông báo cho công ty biết để công ty cập nhật vào sổ cổ động theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:

    - Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    - Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     
    538 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận