Hiện nay, vì nhiều lý do mà người dân có nhu cầu khám chữa bệnh BHYT không thể đến khám tại tỉnh - nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được.
Như vậy, có đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) khác tỉnh được không?
Khám bảo hiểm y tế (BHYT) khác tỉnh nơi đăng ký BHYT
Trên thực tế hiện nay, vì lý do công việc hoặc thay đổi nơi cư trú mà nhiều người tham gia BHYT không thể đến khám bệnh tại cơ sở y tế đã đăng ký ban đầu được. Nên họ bắt buộc phải khám chữa bệnh tại tỉnh khác - không phải nơi đăng ký ban đầu.
Như vậy, trường người người dân đi khám BHYT khác tỉnh nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được ghi trên thẻ BHYT sẽ được coi là khám bảo hiểm trái tuyến. Khi đó, người dân vẫn được hưởng các chế độ hưởng BHYT, tuy nhiên mức hưởng sẽ thấp hơn khi đi khám tại cơ sở khám chữa bệnh đúng tuyến (trừ một số trường hợp khác được quy định).
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chuyển BHYT từ tỉnh này sang tỉnh khác
Theo quy định tại Điều 26 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện hoặc tương đương. Tuy nhiên, có những trường hợp người tham gia thay đổi nơi sinh sống, làm việc nên mong muốn hay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Trường hợp này, người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Người dân có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- 01 Đơn đề nghị chuyển đổi thẻ BHYT (có xác nhận của UBND cấp xã hoặc đơn vị/cơ quan quản lý);
- Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi nơi làm việc/cư trú;
- Căn cước công dân/CMT;
Người dân có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh, nơi được cấp thẻ BHYT. Và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thay đổi vào đầu mỗi quý. Thời gian giải quyết đề nghị trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ.
Người tham gia BHYT tiến hành thủ tục làm lại thẻ BHYT do thay đổi địa chỉ khám chữa bệnh sẽ không phải thanh toán bất kỳ chi phí nào.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người dân vẫn được hưởng các quyền lợi khi tham gia khám, chữa bệnh nhưng cần phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ,đổi thẻ BHYT do cơ quan BHXH hoặc tổ chức được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ.
Mức chi trả BHYT khi khám, chữa bệnh khác tỉnh theo quy định mới nhất 2023
Đối với trường hợp người tham gia BHYT và đi khám trái tuyến (khác tỉnh) thì mức hưởng sẽ được tính theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 sửa đổi, bổ sung 2014. Mức chi trả BHYT khi khám chữa bệnh trái tuyến, khác tỉnh được quy định như sau:
Trong trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng:
- 40% chi phí điều trị nội trú đối với bệnh viện trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh (có hiệu lực đến ngày 31/12/2020); 100% chi phí điều trị nội trú (được áp dụng từ 1/1/2021) với phạm vi cả nước;
- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện (được áp dụng từ ngày 1/1/2021);
Như vậy, theo quy định mới tại Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 thì người dân có thẻ BHYT khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến sẽ được thanh toán mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện, 60% chi phí điều nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến trung ương.
Bên cạnh các trường hợp người dân có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến, một số trường hợp đặc biệt khi đi khám khác tỉnh vẫn được hưởng mức chi trả như khi đi khám đúng tuyến.
Các trường hợp người dân được hưởng mức chi trả như khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến đối với khám khác tỉnh:
- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thì cơ sở y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh BHYT khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến cũng được hưởng mức chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện và điều trị nội trú đói với bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương như mức hưởng đúng tuyến.
Lưu ý:
Khi chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám, chữa bệnh theo yêu cầu và sử dụng dịch vụ kỹ thuật có chi phí lớn hơn sẽ được Chính phủ quy định mức thanh toán riêng.
Như vậy, khi người dân đi khám chữa bệnh BHYT khác tỉnh vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT theo quy định. Tuy nhiên, mức chi trả thường sẽ thấp hơn khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến mà pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, người dân nên đối chiếu quy định về đối tượng hưởng BHYT để được hưởng đúng quyền lợi, mức chi trả chi phí BHYT của mình.