Thời gian vừa qua công nghệ AI có tên là ChatGPT đang trở thành hiện tượng gây sốt trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Những lợi ích mà ứng dụng này mang lại được xem là rất đáng kỳ vọng mà nhiều người hy vọng sẽ sớm vượt qua cả Google.
Bên cạnh những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang đến cho người dùng thì mối lo nguy hại của ứng dụng này cũng rất tiềm tàng. Vậy, Việt Nam cần phải có những cơ chế và hành lang pháp lý nào để kiểm soát được ứng dụng ChatGPT.
1. Ứng dụng ChatGPT thực chất là gì?
Câu hỏi này cũng đã được xuất hiện rất nhiều trên các trang tìm kiếm từ khóa hàng đầu hiện nay, tại đây bài viết sẽ giải thích ứng dụng- ChatGPT như sau:
ChatGPT hay với tên gọi đầy đủ là “Chat Generative Pre-training Transformer” đây là một chatbot được tạo lên từ AI (trí thông minh nhân tạo). Điểm đặc biệt của AI này nằm ở "kho" kiến thức mà ChatGPT đã học được. Qua đó, có thể trò chuyện với người dùng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Những gì mà ChatGPT làm được thực sự đáng kinh ngạc khi nó có thể hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực từ làm toán, soạn văn, lên ý tưởng,... Nhiều chuyên gia dự đoán nhiều ngành nghề do con người thực hiện trong tương lai có thể sẽ mất do các công nghệ như ChatGPT phát triển và thay thế.
2. ChatGPT đã được sử dụng ở Việt Nam hay chưa?
Sức hút của ChatGPT ngày càng tăng lên, tính đến thời điểm hiện tại ChatGPT đã có 100 triệu người sử dụng sau 3 tháng ra mắt và trở thành ứng dụng được nhiều người đăng ký nhanh nhất trong lịch sử.
Việc con Chatbot này có độ thông minh và xử lý được nhiều công việc đã làm nhiều người thích thú và truyền tai nhau đã khiến cho nhiều người tò mò muốn trải nghiệm ứng dụng này.
Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng ChatGPT vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn gặp khá nhiều lỗi. Vì thế nó chỉ mới được cấp tài khoản miễn phí tại khu vực Châu Mỹ và Châu u mà chưa được cấp phép hoạt động tại máy chủ Việt Nam.
Để sử dụng Chatbot này thì bắt buộc người dùng trong nước sử dụng các phần mềm của bên thứ ba để chuyển vùng địa chỉ IP của máy tính sang nước khác thì mới có thể đăng ký.
Ngoài ra, để đăng ký tài khoản cũng cần phải có số điện thoại ở vùng lãnh thổ mà ChatGPT đang cho phép đăng ký thì mới xác thực được tài khoản.
Ví dụ: Người dùng tại VN phải bỏ ra 0,8 USD để sử dụng một số điện thoại ở Mỹ để xác thực tài khoản.
3. Việt Nam cần kiểm soát ChatGPT bằng pháp luật
Không phủ nhận những lợi ích mà ứng dụng ChatGPT mang lại, nhưng nếu sử dụng sai mục đích thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc gia. Vì thế việc sản phẩm công nghệ có phải là việc xấu hay không phụ thuộc vào người sử dụng chúng. Do đó, không tránh khỏi việc công nghệ này sẽ tiếp tay cho các mục đích xấu, không chính đáng bao gồm:
- Vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan: Mặc dù sở hữu trí tuệ siêu việt nhưng theo nghiên cứu thì ChatGPT học và lưu trữ dữ liệu dựa trên internet đã có sẵn và thông thường là các nội dung có từ trước năm 2021.
Vì thế, nhiều nội dung mà người dùng lấy từ ChatGPT có thể bị trùng với những nội dung mà người dùng khác đã đăng lên mạng từ trước. Nhất là vấn đề học thuật, học sinh có thể sử dụng ChatGPT để đạo văn, sinh viên và những người làm việc khác có thể ăn cắp ý tưởng trên mạng.
Vấn đề bản quyền đứng trước nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng khi ứng dụng ChatGPT xuất hiện, đã có nhiều trường học tại Mỹ và nhiều nước khác nghiêm cấm học sinh sử dụng ứng dụng này cho học tập.
Khi công nghệ thế giới phát triển cũng là lúc pháp luật cũng phải vận hành theo nó, bởi pháp luật sinh ra để điều tiết các mối quan hệ trong xã hội và đưa nó theo một quỹ đạo đúng trật tự mà quốc gia đó đang vận hành.
Nhìn chung, công nghệ AI ChatGPT mang lại rất nhiều lợi ích nếu sử dụng đúng cách và hợp lý, đây sẽ là tương lai phát triển giúp ích con người trong nhiều năm tới nên chúng ta không thể né tránh nó được. Theo đó bắt buộc Việt Nam phải đi theo sự phát triển này, đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát nó.