Có chăng tồn tại mâu thuẫn trong việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp tư nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #466265 31/08/2017

    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Có chăng tồn tại mâu thuẫn trong việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp tư nhân?

    Chào cả gia đình Dân luật!

    Mình có một thắc mắc vẫn chưa giải đáp được, rất mong nhận được ý kiến chia sẻ của cả nhà.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Điều lệ Công đoàn 2013 quy định:

    "1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:

    a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

    b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam."

    Theo đó, doanh nghiệp được thành lập công đoàn cơ sở nếu có ít nhất 05 đoàn viên Công đoàn hay người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

    Nhưng, theo quy định tại Điểm 12.1 Khoản 12 Hướng dẫn 238/HD_TLĐ năm 2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì:

    "Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: 

    - Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. 

    - Có tư cách pháp nhân. "

    Tuy nhiên, theo quy định thì doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

    Vậy, doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của mình không?

    Mình cũng đã có liên hệ với các Liên đoàn lao động quận / huyện thì được biết là thực tế doanh nghiệp tư nhân vẫn được thành lập công đoàn cơ sở, nhưng khi hỏi về vấn đề tư cách pháp nhân thì họ trả lời là doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân (có thể vấn đề này họ có hiểu lầm). Nhưng thực tế thì doanh nghiệp tư nhân vẫn được thành lập công đoàn cơ sở.

    Vậy, phải chăng Hướng dẫn 238/HD_TLĐ đã có những mâu thuẩn nhất định đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam?

    Một vài chia sẻ cùng cả nhà.

     
    4274 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466987   07/09/2017

    Phần đông chủ doanh nghiệp tư nhân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của tổ chức công đoàn và sự cần thiết cũng như bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn trong mỗi doanh nghiệp. Hiện nay biện pháp chế tài đối với  những doanh nghiệp không thành lập công đoàn chưa đủ mạnh để đánh động nhận thức cũng như xử lý nghiêm việc không tuân thủ quy định của Nhà nước. Ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân vẫn không có tiếng nói chung giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, do không có tổ chức công đoàn hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và theo đúng vai trò của một tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động. Người lao động làm lợi cho doanh nghiệp, mặc cho sự thiệt thòi về phần mình, miễn là có được một việc làm. Tuy nhiên, việc làm này thường là không mang tính lâu dài. Làm sao có thể đảm bảo lâu dài khi chủ doanh nghiệp nhận thức ở tầm "trước mắt", có nghĩa là không chịu thành lập tổ chức công đoàn, thiếu sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Và doanh nghiệp có được phần lợi nhuận từ việc cố tình "lách luật" để tước đoạt lợi ích của người lao động, không chịu thành lập tổ chức công đoàn thì quả thật doanh nghiệp đó hoạt động thiếu tính bền vững.

     
    Báo quản trị |  
  • #466990   07/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Có vẻ bạn KieuNga1109 chưa hiểu rõ về quy định về công đoàn nên mới phát biểu như vậy.

    Trách nhiệm thành lập công đoàn cơ sở thuộc về chính những người lao động tại doanh nghiệp, với sự hỗ trợ/hướng dẫn từ công đoàn cấp trên. Việc này không liên quan gì đến doanh nghiệp. Cho nên cái mà bạn nói tới "biện pháp chế tài đối với  những doanh nghiệp không thành lập công đoàn" là một thứ về bản chất không hề tồn tại trên đời này.

    Tương tự như vậy đối với câu "chủ doanh nghiệp nhận thức ở tầm "trước mắt", có nghĩa là không chịu thành lập tổ chức công đoàn"

     
    Báo quản trị |  
  • #466993   07/09/2017

    Mình cảm ơn bạn ntdieu vì có lời nhận xét, nhưng bạn nghĩ trên thực tế tổ chức công đoàn ở Việt Nam có phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp hay không, đó chính là vấn đề chắc chúng ta không bàn cãi nhiều và có thể nói công đoàn là cánh tay dài của doanh nghiệp là vì những lý do đó. Vấn đề mà chúng ta quan tâm trong bài viết này liệu Doanh nghiệp tư nhân có hay không thành lập tổ chức công đoàn theo như quy định của Pháp luật, vì chúng ta cũng biết những đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là phụ thuộc vào một người chủ tư nhân và đặc biệt nó không có tư cách pháp nhân... Vì vậy theo mình thấy bạn đã đi quá xa mà mình bàn đó là thành lập công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #467083   08/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @KieuNga1109: tôi không biết đủ nhiều để có thể khẳng định hay phủ nhận được "trên thực tế tổ chức công đoàn ở Việt Nam có phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp hay không". Tôi chỉ biết rằng theo quy định pháp luật thì tổ chức công đoàn là độc lập với doanh nghiệp. Trách nhiệm thành lập công đoàn không thuộc về doanh nghiệp.

    Ở bài bên trên, tôi không bàn về việc "thành lập công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân". Tôi chỉ nhận xét về ý kiến của bạn, khi bạn cho rằng "biện pháp chế tài đối với  những doanh nghiệp không thành lập công đoàn chưa đủ mạnh .....". Bạn đã nhầm lẫn về việc ai là người có trách nhiệm thành lập công đoàn trong doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    KieuNga1109 (09/09/2017)