Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #613404 28/06/2024

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 481
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững là gì?

    Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 quy định về việc thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững. Vậy, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững có cơ cấu tổ chức như thê nào?

    1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững

    Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững bao gồm:

    - Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.

    - Phó Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    - Các Ủy viên Hội đồng:

    + Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công Thương; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    + Đại diện lãnh đạo các ban của Đảng: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương.

    + Đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng doanh nghiệp: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng

    Điều 3 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững như sau:

    - Thứ nhất, nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia; triển khai các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, trong đó bao gồm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia và tổ chức định kỳ Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.

    - Thứ hai, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên vùng trong thực hiện phát triển bền vững.

    3. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng

    Tổ chức và hoạt động của Hội đồng được quy định tại Điều 4 Quyết định 560/QĐ-TTg năm 2024 như sau:

    - Các thành viên Hội đồng làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

    - Bộ phận tham mưu, giúp việc của Hội đồng gồm có Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Cơ quan thường trực Hội đồng và Tổng thư ký Hội đồng là một đại diện cấp Vụ thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng giao, bảo đảm không làm phát sinh biên chế.

    - Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Trên đây là những quy định về việc thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được áp dụng từ 25/6/2024.

     
    134 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận