Có cần ký lại hợp đồng khi thay đổi người đại diện ký kết hợp đồng trước đó không?

Chủ đề   RSS   
  • #542046 27/03/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Có cần ký lại hợp đồng khi thay đổi người đại diện ký kết hợp đồng trước đó không?

    Về hợp đồng lao động, mua bán: khi hợp đồng đang còn hiệu lực về mặt thời gian, nhưng lại có sự thay đổi về người đại diện (do giám đốc cũ nghỉ hưu), thì hợp đồng này có còn hiệu lực về mặt pháp lý hay không? Mình nên ký lại hợp đồng mới, hay làm phụ lục điều chỉnh?

     
    18133 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542052   27/03/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Về việc ký hợp đồng nói chung, người đại diện theo pháp luật ký với tư cách đại diện cho đơn vị chứ không phải với tư cách cá nhân của mình. Do đó, việc người đại diện theo pháp luật về hưu không có ảnh hưởng gì đối với giá trị các hợp đồng đã ký trước đó. Ngoài ra thì Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng như sau:

    "Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

    Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

    2. Theo thỏa thuận của các bên;

    3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

    4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

    6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

    7. Trường hợp khác do luật quy định."

    Riêng đối với hợp đồng lao động thì anh/chị có thể xem thêm các trường hợp chấm dứt hợp đồng tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012.

    Theo đó thì trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã ký kết.

    Từ những căn cứ trên thì trong trường hợp này của anh/chị, các hợp đồng lao động, mua bán mà người đại diện theo pháp luật đã ký trước đó vẫn có hiệu lực pháp lý, anh/chị không cần ký lại hợp đồng mới hay làm lại phụ lục điều chỉnh anh/chị nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #542150   29/03/2020

    Đối với trường hợp có sự thay đổi người đại diện thì có ký hợp đồng mới hay không thì căn cứ vào các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012:

    - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    - Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    - Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    - Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    - Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    => Như vậy, theo như quy định trên thì trường hợp thay đổi người đại diện của công ty là giám đốc của công ty thì không làm chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực mà không cần phải ký hợp đồng mới hay ký phụ lục hợp đồng.

     

    Cập nhật bởi trandothucuyen96@gmail.com ngày 29/03/2020 10:24:05 SA Canh lại lề
     
    Báo quản trị |  
  • #576508   28/10/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    ...

    2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.”

    Theo đó, "Người sử dụng lao động" là doanh nghiệp chứ không phải cá nhân Giám đốc. Việc Giám đốc này ký tên vào các HĐLĐ không có nghĩa là người này "tự mình" thuê lao động, mà chỉ nhân danh công ty, đại diện cho công ty giao kết HĐLĐ với người lao động.

    Do đó, chỉ khi công ty chấm dứt hoạt động mới ảnh hưởng tới "người giao kết hợp đồng", còn việc thay đổi người giữ chức danh Giám đốc, thay đổi người đại diện pháp luật của công ty không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng này chị nhé! Do đó không bắt buộc công ty phải ký lại HĐ mới hay làm phụ lục HĐ.
     

     
    Báo quản trị |