Có buộc phải bổ nhiệm Tổng giám đốc nhà xuất bản khi thành lập nhà xuất bản hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #611941 24/05/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Có buộc phải bổ nhiệm Tổng giám đốc nhà xuất bản khi thành lập nhà xuất bản hay không?

    Tôi muốn tìm hiểu rằng hiện nay có buộc phải bổ nhiệm Tổng giám đốc nhà xuất bản khi thành lập nhà xuất bản hay không? Tổng giám đốc nhà xuất bản cần phải có những tiêu chuẩn nào?

    Có buộc phải bổ nhiệm Tổng giám đốc nhà xuất bản khi thành lập nhà xuất bản hay không?

    Theo Điều 13 Luật Xuất bản 2012, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:

    - Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;

    - Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;

    - Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;

    Như vậy, trong các điều kiện thành lập nhà xuất bản thì phải có người có đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.

    Tổng giám đốc nhà xuất bản cần phải có những tiêu chuẩn nào?

    Theo khoản 1 Điều 17 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn các chức danh tổng giám đốc (giám đốc) và tổng biên tập nhà xuất bản như sau:

    - Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản:

    + Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

    + Có trình độ đại học trở lên;

    + Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;

    + Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.

    - Đối với nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu mà có chức danh chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản.

    Theo đó, muốn bổ nhiệm tổng giám đốc nhà xuất bản thì phải thỏa mãn đủ các điều kiện theo quy định nêu trên.

    Tổng giám đốc nhà xuất bản có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

    Theo Điều 18 Luật Xuất bản 2012 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản như sau:

    - Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    + Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;

    + Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;

    + Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 Luật Xuất bản 2012;

    + Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 Luật Xuất bản 2012 và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

    + Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 23 Luật Xuất bản 2012 trước khi ký quyết định xuất bản;

    + Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;

    + Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng với giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;

    + Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;

    + Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;

    + Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;

    + Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    + Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;

    + Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

    + Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.

    Như vậy, tổng giám đốc nhà xuất bản sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn như đã liệt kê nêu trên.

     
     
    106 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận